Việt Nam mất điểm trước nhà đầu tư ngoại
Theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam xếp thứ 5 về mức độ hấp dẫn các công ty Nhật Bản, giảm một bậc so với báo cáo trước đó.
Trong 160 công ty Nhật Bản tham gia trả lời cuộc khảo sát này, có 67,5% cho rằng Việt Nam hấp dẫn nhờ tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, 58,8% là do chi phí nhân công rẻ.
Các ngành công nghiệp được nhà đầu tư Nhật Bản chú ý nhất là sản xuất thiết bị điện và điện tử, máy móc, hóa chất, xe ô tô.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đối tác chưa hài lòng về Việt Nam, như cơ sở hạ tầng kém phát triển, hệ thống văn bản pháp luật không rõ ràng, khó khăn trong kiểm soát lao động và chi phí lao động ngày càng tăng.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/4/2013, Nhật Bản vẫn là nước dẫn đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với gần 2.000 dự án, tổng vốn hơn 32 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là nước tài trợ vốn ODA nhiều nhất cho Việt Nam với tổng vốn cam kết lên tới 21 tỷ USD.
Trước đó, vào năm 2012, Đan Mạch cũng từng lên tiếng yêu cầu Chính phủ Việt Nam hỗ trợ việc điều tra việc sử dụng nguồn vốn tại 4 dự án tài trợ về biến đổi khí hậu.
Các nhà đầu tư ngoại đang dè dặt hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam
Lý do của việc điều tra này là có nghi vấn trong việc sử dụng sai nguồn vốn bao gồm chi vượt mức thực tế cho các dịch vụ tại chỗ, các hợp đồng dịch vụ đáng nghi vấn, chênh lệch giữa sổ sách của dự án và mức chi được ủy quyền.
Tuy nhiên, sự vào cuộc ngay lập tức của cơ quan kiểm toán quốc tế khi đưa ra kết luận này được cho rằng có sự hiểu lầm trong đó và chưa có sự tham vấn giữa các bên trước khi công khai.
Cuối năm 2008, ngay trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG), Nhật Bản cũng đưa ra quyết định tương tự vì nghi án Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) hối lộ để tham gia vào dự án Đại lộ Đông Tây (TP HCM). 4 tháng sau, Việt Nam và Nhật Bản ký thỏa thuận nối lại ODA.