Vì sao chung cư "rách" nhưng không ai dám đụng?

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, quy định để phá dỡ chung cư hiện tại gần như bất khả thi.

Theo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành HoREA dẫn Luật Nhà ở 2005 đã quy định: "Việc phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu theo nhu cầu thì phải được hai phần ba (2/3, khoảng 67%) tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý".

Quy định này đã giúp cho công tác phá dỡ nhà chung cư cũ, nhất là những chung cư bị hư hỏng nặng, để xây dựng lại được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn.

Vì sao chung cư "rách" nhưng không ai dám đụng? - 1

Quy định nhà chung cư phải được tất cả (100%) các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ theo HoREA là bất khả thi.

Tuy nhiên, quy định "phải được hai phần ba (2/3, khoảng 67%) tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý" này đã bị bãi bỏ trong Luật Nhà ở 2014.

Luật Nhà ở 2014 về các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại, đã quy định: Nhà chung cư phải được tất cả (100%) các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư".

Quy định này theo HoREA gần như bất khả thi trong thực tế, gây trở ngại cho việc phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới kết hợp với chỉnh trang đô thị.

Qua đó, HoREA kiến nghị điều kiện phá dỡ là: Được tối thiểu bốn phần năm (4/5, khoảng 80%) các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư. Quyền lợi của tất cả chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ để xây dựng lại được đảm bảo như nhau.

Điều này theo HoREA nhằm giúp cho công tác phá dỡ chung cư cũ, xây dựng lại chung cư mới kết hợp với chỉnh trang đô thị được tiến hành nhanh hơn, thuận lợi hơn.

Bát nháo tên Tây, các chung cư bị yêu cầu đặt tên tiếng Việt

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan nêu đề xuất để chấn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN