Vay tiêu dùng trở thành xu hướng tất yếu

Các dịch vụ vay tiêu dùng đang được nhiều khách hàng lựa chọn bởi thủ tục nhanh gọn với đủ các loại hình dịch vụ khác nhau.

Thị trường tài chính tiêu dùng sẽ tăng tốc

Khảo sát thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng trên thế giới có thể thấy, đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là xu hướng tất yếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tính đến đầu năm 2014, tổng dư nợ cho vay tín dụng tại thị trường Mỹ đạt khoảng 3,8 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 21,3% GDP. Tổng dư nợ cho vay tín dụng tại Anh cũng đạt tới 15,6% GDP; ở Đức là 10,5%; ở Pháp là 9,8%; ở Ý 8,7% và Tây Ban Nha là 8,6% GDP.

Vay tiêu dùng trở thành xu hướng tất yếu - 1

Vay tiêu dùng là xu thế tất yếu.Ảnh:  I.T

Tại thị trường châu Âu, tính đến đầu năm 2014, tổng dư nợ cho vay tín dụng là 1.061 tỷ euro, tương đương khoảng 14% tổng doanh số tiêu dùng trong năm của toàn khu vực. Tại các quốc gia đang phát triển, thị trường cho vay tiêu dùng cũng đang có sự phát triển nhanh chóng. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng (không kể các khoản cho vay thế chấp nhà ở) ở Malaysia hiện đạt khoảng 24% GDP. Tại Trung Quốc là khoảng 2% GDP và dự báo sẽ tăng lên 9% GDP vào năm 2025.

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã sớm ra đời và ngày càng được thúc đẩy bởi sự phát triển của nhu cầu xã hội. Điều này hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu, bởi với số dân trên 90 triệu người, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và là thị trường khổng lồ cho lĩnh vực vay tiêu dùng phát triển. Nếu chỉ 1/9 dân số, tức khoảng 10 triệu người vay tiêu dùng với mức bình quân 50 triệu đồng/năm thì tổng số tiền cho vay ra đã đạt mức 500.000 tỷ đồng, một con số rất ấn tượng.

 Theo thống kê, hoạt động cho vay tiêu dùng đã đạt mức tăng trưởng trên 12% kể từ năm 2007 đến nay. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tín dụng đen và mở ra cơ hội cho nhiều người dân tiếp cận được dịch vụ ngân hàng.

Người thu nhập thấp được hưởng lợi

Hoạt động cho vay tiêu dùng xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu, cho phép họ có thể tiêu dùng trước, chi trả sau dưới nhiều hình thức.

Theo TS Nguyễn Thị Kim Thanh (Ngân hàng Nhà nước), sự phát triển của các hoạt động cho vay tiêu dùng cho thấy hoạt động này không chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân, mà còn mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội.

Với nhóm đối tượng thu nhập thấp, khó tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng thương mại thì nguồn vốn vay từ các công ty tài chính giúp người dân có thể chủ động trong chi tiêu, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội.

Việc phát triển tín dụng tiêu dùng còn góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, vì vậy giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, cũng như tạo nền tảng để họ có thể sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác, bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế bởi sức mua tăng do sự hỗ trợ của tín dụng tiêu dùng giúp đẩy lùi nạn “tín dụng đen”.

Sự tăng trưởng thị trường tài chính tiêu dùng cũng có nguyên nhân từ việc thay đổi về chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, năm 2011, cho vay tiêu dùng được nhìn nhận và phân loại vào nhóm cho vay phi sản xuất và bị hạn chế tăng trưởng. Sau khi trần cho vay tiêu dùng được tháo gỡ vào cuối năm 2012 thì hoạt động này như được “cởi trói”.

Ngày 24.7.2014, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn thiện hoạt động cấp tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và phát triển cho vay không bảo đảm bằng tài sản. Chính “đèn xanh” của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay không bảo đảm bằng tài sản đã làm cụm từ cho vay tín chấp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có cả cho vay tín chấp tiêu dùng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Quân ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN