Vàng tăng mạnh, chứng khoán giảm sâu

Bất ổn chính trị tại Ukraine giúp giá vàng tăng vọt nhưng lại khiến chứng khoán giảm sâu.

Sàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bất ổn chính trị tại Ukraine tác động mạnh tới các thị trường hàng hóa. Trong đó, vàng và chứng khoán là những thị trường tác động mạnh nhất. Trong khi giá vàng tăng vọt vì người dân mua để phòng tránh rủi ro thì chứng khoán giảm sâu.

Nỗi lo ngại xuất hiện ngay từ đầu phiên. Nhà đầu tư tỏ rõ tâm lý phải đẩy hàng bằng mọi giá. Vì vậy, lực cung giá thấp khiến VN-Index không duy trì sắc xanh được lâu. Bảng giao dịch điện tử nhanh chóng chìm trong sắc đỏ.

Càng về cuối phiên, đà giảm càng được củng cố. Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index giảm 13,1 điểm, tương ứng 2,23% và dừng ở mức 573,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 143.297.444 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.316,06 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối tuần trước và vẫn đứng ở mức cao. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 1.331.864 cổ phiếu, tương ứng 46,53 tỷ đồng.

Vàng tăng mạnh, chứng khoán giảm sâu - 1

Toàn sàn ghi nhận có  45 mã tăng giá, 34 mã đứng giá và 212 mã giảm giá. 

VN30-Index có tốc độ giảm mạnh hơn VN-Index. Chốt phiên giao dịch ngày 3/3, VN30-Index giảm 19,86 điểm, tương ứng 2,99% và chốt phiên ở mức 643,95 điểm. Đây là mức giảm kỷ lục của năm 2014 tính tới thời điểm này. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52.882.470 cổ phiếu, tương ứng 1.249,06 tỷ đồng. Trong nhóm có 2 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 25 mã giảm giá.

Có thể thấy, hôm nay, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giao dịch điện. Tất cả các loại cổ phiếu đồng loạt giảm. Nhưng blue-chip giảm mạnh hơn khiến thị trường không có cơ hội bật dậy trong phiên. Có tới 25/30 mã cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm với tốc độ rơi khá lớn.

Một số blue-chip “góp phần” lớn nhất kéo VN-Index đi xuống có thể kể đến như CTG giảm 500 đồng/CP xuống 17.100 đồng/CP, DPM giảm 1.200 đồng/CP xuống 44.000 đồng/CP, FPT giảm 2.500 đồng/CP xuống 61.500 đồng/CP, GAS giảm 1.000 đồng/CP xuống 82.000 đồng/CP, HAG giảm 1.200 đồng/CP xuống 26.000 đồng/CP, HSG giảm 2.500 đồng/CP xuống 54.000 đồng/CP,…

MSN là “tội đồ” lớn nhất trên thị trường khi “bốc hơi” tới 5.000 đồng/CP xuống 97.000 đồng/CP. Có giá trị vốn hóa lớn, lại giảm sâu nên có thể thấy tác động của MSN lên thị trường là rất lớn. Những mã khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến VN-Index như SSI, STB và VIC đều giảm sâu.

Ở chiều ngược lại, chỉ có 2 blue-chip hiếm hoi tăng giá. Nhưng sức bật không lớn nên đà tăng của HPG và PVT không có ý nghĩa gì với thị trường. HPG tăng 100 đồng/CP lên 48.500 đồng/CP, PVT tăng 100 đồng/CP lên 14.500 đồng/CP.

Thị trường giảm sâu nhưng vẫn có một số mã tăng trần. Đó là ASP, BRC, CCL, DTT, HAX, HVX, KAC, SSC,… Ngoài BRC, KAC, SSC, hầu hết các mã còn lại đều có thị giá dưới mệnh giá và khối lượng giao dịch tương đối khiêm tốn.

Sàn Hà Nội

Sàn Hà Nội thậm chí còn có tốc độ rơi áp đảo sàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên giao dịch 3/3, HNX-Index giảm 2,66 điểm, tương ứng 3,2% và đóng cửa ở mức 80,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 95.383.013 cổ phiếu, tương ứng 888,84 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 6.035.950 cổ phiếu, tương ứng 42,13 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 59 mã tăng giá, 45 mã đứng giá và 201 mã giảm giá.

Trong 4 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, HNX30-Index là chỉ số giảm mạnh nhất. Chốt phiên ngày 3/3, HNX30-Index giảm 6,83 điểm, tương ứng 4,11% và đóng cửa ở mức 159,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49.371.200 cổ phiếu, tương ứng  592,74 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Trong nhóm có 1 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 28 mã giảm giá.

Blue-chip duy nhất trên sàn Hà Nội tăng giá là BCC. BCC tăng 400 đồng/CP lên 7.400 đồng/CP. Trong phiên có lúc BCC giảm nhẹ nhưng có lúc tăng trần lên mức 7.700 đồng/CP. Tuy nhiên, đà tăng này là vô nghĩa với toàn thị trường.

Trong khi đó, có tới 28/30 blue-chip giảm giá. Thậm chí có mã suýt giảm sàn như DCS giảm 400 đồng/CP xuống 5.400 đồng/CP, HUT giảm 900 đồng/CP xuống 9.900 đồng/CP, IDJ giảm 400 đồng/CP xuống 4.800 đồng/CP, PVL giảm 200 đồng/CP xuống 3.200 đồng/CP, SCR giảm 700 đồng/CP xuống 8.700 đồng/CP,…

Họ Sông Đà ít nhiều để lại nhiều dấu ấn khi có một vài mã “vượt bão” và tăng trần. SDC tăng 900 đồng/CP lên 10.100 đồng/CP, SDU tăng 800 đồng/CP lên 9.200 đồng/CP, SDY tăng 200 đồng/CP lên 3.000 đồng/CP.

Dù thị trường giảm sâu tới đâu, khối ngoại không ngừng tập trung vào SHB. Hôm nay, SHB giảm là cơ hội gom hàng nên khối ngoại mua vào 768.400 đơn vị SHB. Đóng cửa phiên giao dịch đầy biến động, SHB giảm 300 đồng/CP xuống 9.000 đồng/CP.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN