Vàng nhiều vô kể nhưng nước Đức đang phải nỗ lực chứng minh số vàng này là thật
Tại Đức, vàng chính là bảo chứng cho nền công nghiệp của đất nước này.
Sau Mỹ, Đức là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Tại Đức, vàng chiếm 2/3 dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên trước năm 2012, 70% trong tổng số 3.378 tấn vàng lại nằm trong kho của các ngân hàng trung ương nước ngoài như Mỹ và Anh quốc. Giờ đây, ngân hàng trung ương Đức đang phải nỗ lực giải quyết mối lo của người dân về tính xác thực của kho vàng quốc gia.
Nữ hoàng Anh ghé thăm kho vàng ngầm của ngân hàng Anh
Tháng 8 năm ngoái, ngân hàng trung ương Đức tuyên bố đã hoàn thành một kế hoạch: từ năm 2013, họ bắt đầu đưa lượng vàng tại các điểm dự trữ ở New York và Paris về Đức. Theo như kế hoạch này, nước Đức đã vận chuyển tổng cộng 743 tấn vàng về quê nhà.
Biểu đồ dự trữ vàng của các nước vào thàng 2 năm 2018
Điều đáng nói là, dù Mỹ đã công khai xác nhận trả vàng lại cho Đức nhưng những hòm vàng mà ngân hàng trung ương Đức lấy lại từ kho New York vẫn gây nhiều nghi vấn. Bởi phía ngân hàng Đức vẫn giữ kín rất nhiều chi tiết trong cuộc vận chuyển vàng từ hải ngoại này.
So với kế hoạch gốc, thời gian nước Đức vận chuyển vàng về quê nhà sớm hơn 3 năm. Là nước dự trữ vàng lớn thứ hai thế giới, nước Đức luôn chú trọng cao độ lượng dự trữ vàng quốc gia. Trước khi vàng được đưa về nước, một số người Đức suy đoán rằng số vàng trong kho dự trữ ở Mỹ chỉ là những tấm giấy chứng nhận vàng, còn vàng thật đã bị dùng vào việc khác. Số vàng này có thể bị Mỹ một lần nữa thế chấp, hoặc đã được cho thuê, bán ra từ lâu.
Tuy nhiên theo thông tin từ Bloomberg gần đây, ngân hàng trung ương Đức cảm thấy rất tự hào trước những phản hồi này, họ muốn khoe vàng với cả thế giới. Bởi vậy, họ đã mở một cuộc triển lãm về vàng trong nước. Cuộc triển lãm sẽ kéo dài trong 6 tháng, trưng bày tiền vàng và những thỏi vàng đặc biệt của ngân hàng trung ương.
Ông Carl-Ludwig Thiele, ủy viên ban chấp hành trung ương Đức cho biết: “Tôi có thể đảm bảo với các bạn vàng của người Đức được cất giữ và quản lý theo tiêu chuẩn cao nhất. Sau này cũng sẽ vẫn như vậy”.
Weidmann – cựu giám đốc ngân hàng trung ương Đức từng công khai phát biểu: “Dự trữ vàng trên thực tế chính là dự trữ ngoại hối bổ sung. Dự trữ vàng không chỉ là bảo chứng cho nền công nghiệp nước Đức mà còn đảm bảo vai trò dẫn dắt của Đức tại châu Âu, thống nhất bộ máy ổn định tài chính châu Âu theo một mức độ nhất định”. Quả thực, vàng đúng là “vệ binh” then chốt cuối cùng của thị trường tài chính, là dự trữ cho những tình huống cấp bách và hiện chưa thể thay thế bằng bất kỳ đối tượng nào.
Không có gì ngạc nhiên khi người giàu ngày càng trở nên giàu có hơn.