Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn thực sự có bao nhiêu tiền?
Đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn bên cạnh biệt danh "vua hàng hiệu", vài năm gần đây, ông chủ IPP còn được giới truyền thông gọi bằng tên “bố chồng Hà Tăng” hay “chồng nữ diễn viên Thuỷ Tiên”...
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam, hiện là Tổng đại diện của Philippines Airline tại khu vực Đông Dương. Tên tuổi của ông được biết đến với tập đoàn kinh doanh đa quốc gia IPP, tập đoàn nắm giữ 30% thương hiệu thời trang nổi tiếng của thế giới ở Việt Nam với khoảng 70% thị phần tại thị trường Việt Nam.
Tính từ thời điểm 1996 tới nay, tập đoàn IPP của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư số vốn hơn 280 triệu USD vào 30 dự án, doanh số thu về hàng năm khoảng 460 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là người đứng sau những thương vụ đầu tư đình đám như tại Siêu thị Miền Đông, Khách sạn Nha Trang Lodge, cửa hàng miễn thuế tại các sân bay nội địa và 4 quốc gia ở Đông Nam Á.
Từ năm 2005 IPP đã mạnh dạn đầu tư và trở thành một trong những nhà cung ứng hàng hóa chính yếu tại các khu kinh tế cửa khẩu như: Mộc Bài - Tây Ninh, Lao Bảo - Quảng trị, Kim Thành - Lào Cai, Móng Cái - Quảng Ninh, Tịnh Biên - An Giang... với doanh số hàng năm trung bình 400 triệu USD cho tất cả các Cty.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam, hiện là Tổng đại diện của Philippines Airline tại khu vực Đông Dương.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, từ năm 1996 đến nay, IPP đã hợp tác và đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Doanh số hàng năm của tập đoàn này tăng bình quân 15%, dự kiến đạt 1 tỉ USD vào cuối năm 2016. IPP có 5 lĩnh vực kinh doanh chính. Trong đó, phân phối xuất nhập khẩu chiếm 30%, bán lẻ thời trang mỹ phẩm 20%, cung cấp hàng miễn thuế 25%, thức ăn nhanh chiếm 15%, các hoạt động kinh doanh đầu tư khác chiếm 10%.
Hiện chưa có những nghiên cứu đầy đủ về lĩnh vực hàng miễn thuế. Bên cạnh đó, ngành kinh doanh phân phối xuất nhập khẩu của ông Hạnh Nguyễn, không đơn thuần có một mặt hàng, nên khó đánh giá. Tuy nhiên, có thể tạm xem xét các ngành khác dựa trên nhiều số liệu liên quan, là ngành thức ăn nhanh và thời trang cao cấp.
Theo ông Hạnh Nguyễn, IPP hiện có chuỗi khoảng 80 cửa hàng. Có thể hiện tại chuỗi này chưa có lãi, vì trong giai đoạn đầu tư và chưa đạt tới quy mô hòa vốn. Nhưng có thể thấy, ngành này rất có tiềm năng.
Ngoài việc kinh doanh hàng hiệu xa xỉ, bố chồng Hà Tăng còn làm ăn buôn bán, kinh doanh với hai thương hiệu kinh doanh thực phẩm nổi tiếng thế giới là Burger King và gà rán kiểu Mỹ Popeyes Chicken, đồ uống Dunkin’ Donuts. Ông cũng đầu tư vào đồ ăn nhanh với thương hiệu Domino’s Pizza.
Cùng điểm lại khối tài sản của “ông vua hàng hiệu” này
Đổ 40 triệu USD vào Rex Arcade
Mặt tiền Rex Arcade, cung đường mua sắm hàng cao cấp nằm ngay mặt đường Lê Lợi sầm uất nhất trung tâm thành phố Hồ Chí MinhVới diện tích hơn 1.300 m2, khu mua sắm cao cấp Rex Arcade nằm trong khách sạn Rex, một trong những kiến trúc mang phong cách Pháp và là biểu tượng của Sài Gòn được xây dựng từ năm 1927.
Rex Arcade được thừa hưởng sự sang trọng vốn có của khách sạn Rex.Khu mua sắm cao cấp Rex Arcade nổi bật giữa trung tâm thành phố với 2 mặt đường chính là Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Cổng chính của khu mua sắm nằm ngay đường Lê Lợi, một trong những con đường sầm uất nhất trung tâm thành phố.
Vào đầu năm 2011, Tập đoàn Imex Pan-Pacific (IPP) của doanh nhân Việt kiều Johnathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư hơn 40 triệu USD cho trung tâm mua sắm hàng hiệu cao cấp Rex Arcade tọa lạc tại khách sạn Rex. "Ngay trong năm đầu tiên, chúng tôi đã đạt mức doanh thu tăng trưởng hơn 38% so với dự kiến".
Về giá cả, hầu hết hàng hiệu bán tại Rex Arcade đều có giá bán từ vài trăm USD đến vài chục ngàn USD.Đặc biệt, các sản phẩm được kinh doanh dựa trên triết lý "không lẫn vào đám đông" nên thường ít giảm giá, khuyến mãi, thậm chí cả trong tình hình kinh tế suy giảm.
“Rót” 400 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza
Một trong những thành viên mang lại cho IPP doanh thu lớn nhất là Công ty Imexpan Pacific, nhà phân phối độc quyền nhiều sản phẩm hàng hiệu tại Việt Nam.
Chẳng hạn như kinh phí đầu tư một gian hàng đạt chuẩn hạng sang tại đây vào khoảng 4-12 triệu USD.Người “lột xác” cho Tràng Tiền Plaza trở thành một trung tâm “vương giả” bậc nhất Hà Nội, không ai khác chính là Jonathan Hạnh Nguyễn. Và những con số về sự lột xác này của Tràng Tiền Plaza có thể khiến người ta kinh ngạc.
Hiện các vị trí đẹp nhất của trung tâm đã có sự phủ kín của một loạt thương hiệu như Burberry, Cartier, Dior, Lancôme, Louis Vuitton, MAC Cosmetics, Parfums Christian Dior, Rolex, Miluxe Boutique…
Riêng ông Johnathan Hạnh Nguyễn có hơn 20 gian hàng tại đây.Trong đó chi phí cho thiết kế là một triệu USD, và mặt bằng phải từ 400 m2 trở lên. Không kể 400 tỷ đồng cải tạo Tràng Tiền bên ngoài, tổng số tiền hoàn thiện cho 112 gian hàng và hàng hóa lên đến 150 triệu USD, tương đương 3.000 tỷ đồng.
Nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trên thị trường, IPP của ông Jonathan Hạnh Nguyễn còn tích cực đặt nhiều gian hàng tại các trung tâm thương mại lớn hoặc các khách sạn. Có thể bắt gặp gian hàng các thương hiệu nhập khẩu của hãng IPP tại The Parkson, trung tâm thương mại Eden, Vincom…
Hệ thống hàng hiệu tại các khách sạn và trung tâm thương mại
Ông cũng cho biết, ước mơ lớn nhất của mình là 10 năm nữa sẽ mở một trung tâm thương mại lớn nhất tại Việt Nam như mô hình Asia Mall của Philippines. Trung tâm sẽ có quy mô hơn 380.000 m2, bán cả hàng hiệu và hàng hóa khác. Ông dự tính tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỉ USD. Song song đó, IPP cũng sẽ đầu tư mở một khu chuyên bán hàng lỗi mốt, lỗi mùa, khuyến mãi...
Biệt thự siêu sang
Tọa lạc ở một vị trí cực đẹp và yên tĩnh, căn biệt thự màu trắng của gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn nổi bật hẳn so với những căn hộ khác nhờ kiến trúc xa hoa, độc đáo nhưng không kém phần tinh tế.
Tuy nhiên, điều làm căn biệt thự này trở nên đắt giá không phải là những thứ ở bên ngoài mà chính là phần nội thất lộng lẫy ở bên trong, tất cả đều được thiết kế và bài trí theo kiểu Châu Âu với vẻ sang trọng hiếm có.
Trong căn phòng khách ở tầng trệt là vô vàn món đồ quý hiếm, từ những chiếc đồng hồ cổ bằng đồng thau mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Pháp, Ấn Độ, chiếc bình bằng bạc với nhiều họa tiết cầu kỳ từng thuộc sở hữu của công tước xứ Magenta Pháp, chiếc rương cổ được chạm trổ tinh xảo kết gắn đá quý và ngà voi của người La Mã, bình đựng nước, đế nến thời Napoleon III với niên đại 1850-1870, hộp đựng mực thời Phục Hưng với niên đại 1830, lư hương của thế kỷ 19 đến vô số chai rượu quý hiếm.
Tư dinh của gia đình doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn còn có cả bể bơi và sân tennis riêng để dễ dàng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của các thành viên trong gia đình.
Du thuyền hạng sang bậc nhất
Và phía trước biệt thự, bên dòng sông Sài Gòn là nơi neo đậu chiếc du thuyền siêu sang 5 phòng ngủ của thương hiệu Azimuth của Ý.
Du thuyền Azimut 70 thuộc sở hữu của gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những chiếc du thuyền hạng sang bậc nhất Sài Gòn với mức giá 4 triệu USD, tương đương với hơn 84 tỷ đồng.
Siêu xe trăm tỷ
Nữ đại gia Lê Hồng Thủy Tiên – người vợ thứ 2 của Johnathan Hạnh Nguyễn, trong bài phỏng vấn với báo Guardian của Anh đã tiết lộ, trong gara biệt thự của gia đình bà xuất hiện nhiều chiếc xe siêu sang. Đó là 3 xe Rolls-Royce phiên bản khác nhau, một chiếc Bentley và thêm một chiếc thuộc dòng SUV hạng sang. "Chồng tôi có sở thích sưu tập xe hơi" - nữ diễn viên từng nổi tiếng một thời nói.
Ngoài ra, người ta còn nhiều lần nhìn thấy ông Jonathan Hạnh Nguyễn ngồi trên chiếc xế sang Lexus và đặc biệt là Maybach 62S.
Một chiếc Maybach 62S có giá xuất xưởng ở Mỹ khoảng 495.000 USD, nhưng khi về Việt Nam, giá của chiếc xe bị đội lên tới hơn 1 triệu USD do phải chịu nhiều loại thuế, phí.
Đó là chưa kể chiếc mô tô Harley-Davidson phân khối lớn thuộc sê-ri đặc biệt được sản xuất nhân kỷ niệm 150 năm ngày thành lập hãng.