Tỷ lệ nợ xấu sẽ về dưới 3% trong 3 năm

Việc đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng về mức 3% theo như khẳng định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN VN) theo các chuyên gia là có cơ sở để thực hiện được.

Không phải đến năm 2012, câu chuyện xử lý nợ xấu mới được đặt ra một cách nghiêm túc và quyết liệt. Trên thực tế vào năm 1998, khi Việt Nam xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém lần 1, nợ xấu ước đạt khoảng 10,11%. Tuy nhiên ở thời điểm đó, việc xử lý nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn và chi phí khá tốn kém.

Với tình hình hiện nay, Thống Đốc NHNN VN khẳng định Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn chỉ trong 3 năm. Điều này cũng phù hợp với ước tính của một chuyên gia tài chính vào cuối tháng 7 năm 2012.

Tỷ lệ nợ xấu sẽ về dưới 3% trong 3 năm - 1
Thống đốc NHNN VN: Tỷ lệ nợ xấu sẽ về dưới 3% trong 3 năm.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN VN : Đến nay, các tổ chức đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 70.000 tỷ. Theo đánh giá của NHNN VN, 84% các nợ xấu trong hệ thống hiện nay đều có có tài sản đảm bảo. Nếu chúng ta có cơ chế thì sẽ có thể xử lý được nợ xấu với mức chi phí thấp nhất.

Hiện phần lớn các khoản nợ đang được thế chấp bằng bất động sản và việc phát mãi số tài sản này không hề dễ dàng trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn kỳ vọng mục tiêu đưa nợ xấu giảm hơn 5% chỉ trong vòng 3 năm là hoàn toàn khả thi.

TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia Tài chính cho biết: Theo cơ cấu nợ hiện nay thì tỷ lệ tài sản đảm bảo là khá lớn, nếu tính theo giá gốc là 135% giá trị các khoản nợ . Mặc dù thị trường bất động sản đang có xu hướng sụt giảm, nhưng với khoảng thời gian 3 năm tới đây, hoàn toàn có hi vọng về cơ hội phục hồi. Vì thế, ngân hàng vẫn giữ được cơ bản giá trị đảm bảo cũng như khả năng thu hồi nợ. Hơn nữa, các khoản vay như vậy nằm trong diện ko quá 1-2 năm, và trong vòng 3 năm tới thì toàn bộ số nợ xấu hiện nay sẽ được xử lý xét về mặt kỹ thuật cũng như xét về mặt thực tế.

Tính đến ngày 16/8, chỉ còn 24% dư nợ tín dụng có lãi suất trên 15%/năm. 9 ngân hàng yếu kém cũng đã được khoanh vùng để xử lý và triển khai các phương án tái cơ cấu, các chuyên gia cho rằng nợ xấu và tác động dây chuyền ở nhóm này đã được giám sát chặt. Đây là những cơ sở vững chắc để ủng hộ cho mục tiêu đưa nợ xấu về ngưỡng an toàn trong thời gian tới.
 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Chi ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN