TTCK chiều 11/9: Không thể đảo chiều

Diễn biến sôi động trong khoảng 15 phút cuối phiên giao dịch buổi chiều chỉ giúp một vài cổ phiếu giảm mạnh trước đó quay trở lại mốc tham chiếu.

Hết thời gian giao dịch khớp lệnh, VN-Index đứng ở mức 386,21 điểm, giảm 2,67 điểm (-0,69%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 33,00 triệu đơn vị, trị giá 415,32 tỷ đồng.

Chốt phiên lúc 14h15, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 386,62 điểm, giảm 2,26 điểm (-0,58%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 35,754 triệu đơn vị, trị giá 454,040 tỷ đồng.

Trong số 309 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 77 mã tăng (chiếm 24,9%), 138 mã giảm, 71 mã đứng giá và 23 mã không có giao dịch.

Chỉ số VN30-Index giảm 2,2 điểm (-0,48%) xuống còn 453,39 điểm, với 13 mã tăng giá, 14 mã giảm giá và 3 mã đứng giá.

TTCK chiều 11/9: Không thể đảo chiều - 1

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 57,52 điểm, giảm 0,55 điểm (-0,95%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 22,320 triệu đơn vị, trị giá 155,940 tỷ đồng.

Số mã tăng trên HNX là 75 (chiếm 19,1% trong tổng số 393 mã niêm yết), số mã giảm là 119 số mã đứng giá là 58 và không có giao dịch là 141 mã.

Chỉ số HNX30-Index giảm 0,92 điểm (-0,85%), xuống còn 106,69 điểm, với 8 mã tăng, 16 mã giảm và 5 mã đứng giá.

TTCK chiều 11/9: Không thể đảo chiều - 2

Chỉ số VIR50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 1,33 điểm xuống còn 371,38 điểm (-0,35%). Trong đó có 19 mã tăng giá, 23 mã giảm và 8 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như SBT (+4,8%), MPC (+2,2%), DPM (+2,1%), PVS (+2,0%) và SHB (+1,6%). Giảm mạnh nhất là các mã như PVX (-6,9%), NVB (-6,5%), OGC (-5,0%), SJS (-4,8%) và GMD (-4,7%).

Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên HOSE là LCG với 2,1 triệu đơn vị, đứng giá ở mức 7.200 đồng/cp. Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã VND với 2,380 triệu đơn vị, đứng ở mức 9.200 đồng/cp.

10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất chiếm tới 36,86% tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE, còn trên sàn HNX con số này là 54,85%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là SVC tăng 500 đồng (+5,00%) lên 10.500 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 195.110 đơn vị (trong đó nhà đầu tư ngoại mua vào 20.000 đơn vị).

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX là YBC, tăng 700 đồng (+7,00%) lên 10.700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 100 đơn vị.

Cổ phiếu có thị giá cao nhất trên TTCK Việt Nam là VCF đứng ở mức 138.000 đồng/cp, tăng 200 đồng (+1,47%), khối lượng giao dịch đạt 7.260 đơn vị (trong đó nhà đầu tư ngoại mua vào 6.490 đơn vị).

TTCK chiều 11/9: Không thể đảo chiều - 3

Sang đến chiều nay, GAS không còn tăng nóng như buổi sáng mà chỉ còn tăng nhẹ 300 đồng/cp (+0,75%) lên 40.200 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 157.910 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 95.090 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 39.100-41.000 đồng, hiện GAS đang tăng so với mức đáy trong ngày là 2,81% nhưng giảm so với mức đỉnh là 1,95% và tăng so với khi mở cửa là 2,29%.

Mã EIB đứng giá ở mức 14.900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 980.050 đơn vị (nước ngoài mua vào 300 cổ phiếu). Diễn biến giao dịch trong biên độ 14.700-14.900 đồng, hiện EIB đang tăng so với mức đáy trong ngày là 1,36% và tăng so với khi mở cửa là 0,68%.

Mã KDC trở lại mốc tham chiếu 27.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 161.130 đơn vị (nước ngoài mua vào 600 cổ phiếu). Diễn biến giao dịch trong biên độ 26.200-27.200 đồng, hiện KDC đang tăng so với mức đáy trong ngày là 3,05% nhưng giảm so với mức đỉnh là 0,74%.

Riêng giao dịch thỏa thuận, có 13 giao dịch trên HOSE với 1,871 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 18,36 tỷ đồng và 33 giao dịch trên HNX với 1,164 triệu cổ phiếu, trị giá 7,79 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu DQC được giao dịch thỏa thuận với khối lượng 144.000, trị giá 2,2 tỷ đồng (chiếm 77,5% tổng khối lượng giao dịch trong ngày).

TTCK chiều 11/9: Không thể đảo chiều - 4

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 3.282.830 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 631.670 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).

Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 29.649 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 1.856 đơn vị, trị giá khoảng 197 triệu đồng.

Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cung lớn hơn cầu 1,7 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 114,846 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 200,780 tỷ đồng.

Hiện tại, cổ phiếu đang có lượng chênh lệch cung-cầu lớn là STB, trong đó lượng cầu đạt 4,285 tỷ đồng, lượng cung chỉ đạt 0,130 tỷ đồng. Giá mua bình quân là 19.920 đồng/cp, giá bán bình quân là 20.110 đồng/cp (cao hơn giá mua khoảng 0,9%).

Ở chiều ngược lại, mã PVX đang có dư bán lớn đạt 22,603 tỷ đồng, giá bán bình quân đạt 5.410 đồng/cp (thấp hơn giá tham chiếu 6,6%) nhưng không có lượng cầu. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn (Đầu tư chứng khoán)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN