Trung Quốc đang men theo lối mòn năm 1990 của Nhật Bản?

Dường như Trung Quốc đang men theo lối mòn năm 1990 của Nhật Bản. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đang rất thận trọng trong việc lặp lại những sai lầm trong chính sách của Nhật Bản.

Nền kinh tế của Trung Quốc hiện đang chỉ ra những dấu hiệu hồi phục từ sự giảm tốc mạnh. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn phải chịu đau thương khi thị trường chứng khoán lien tục sụp đổ. 

Tương tự, viễn cảnh này cũng đã từng kéo Nhật Bản rơi vào những thập kỷ mà giá tiêu dùng giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế trì trệ. Theo ghi chú nghiên cứu từ Economics Ltd. Oxford và HSBC Holdings Plc, trong đó có cảnh báo về sự tương đồng giữa Trung Quốc ngày nay và Nhật Bản vào năm 1990. Theo đó, dường như Trung Quốc đang men theo lối mòn năm 1990 của Nhật Bản?

Trung Quốc đang men theo lối mòn năm 1990 của Nhật Bản? - 1

 Biểu đồ chỉ ra dữ liệu nhập khẩu từ thế giới, tỷ lệ GDP thế giới, và GDP châu Á Thái Bình Dương giữa Nhật Bản năm 1990 và Trung Quốc năm 2014

Dù hai báo cáo này đưa ra những kết luận khác nhau, nhưng cả hai đều đồng ý rằng ở đó có những điểm chung nhất định giữa hai quốc gia này. 

Nhật Bản đã đạt mức tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 1980 cho đến khi thị trường bất động sản bùng nổ và bong bóng thị trường chứng khoán bị phá vỡ vào năm 1990. 

Trung Quốc cũng vậy, nhiều thập kỷ qua đã đạt được mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong nền kinh tế, điều này đã khiến bất động sản tăng giá. Và từng năm trôi qua, Trung Quốc đã được xem là thị trường chứng khoán tăng điểm lớn nhất thế giới.

Trung Quốc đang men theo lối mòn năm 1990 của Nhật Bản? - 2

 Tỷ lệ điểm trong thị trường chứng khoán giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Trong phân tích của mình, Oxford Economics đã nhận thấy các nhà dự báo đã rất chậm chạp trong việc nhận ra tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản đã giảm sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1990.

Tuy nhiên, những phân tích từ Oxford Economics vẫn bày tỏ sự lạc quan về tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và bỏ qua những nhân tố  như: già hóa dân số. Một điều tương tự xảy ra đối với những nhà quan sát Trung Quốc. 

Trong khi những dự báo trung hạn gần như đã bị giảm xuống trong những năm gần đây, thì họ vẫn có cái nhìn lạc quan khi vấn đề nhân khẩu học đang được xem xét.

Trung Quốc đang men theo lối mòn năm 1990 của Nhật Bản? - 3

Tốc độ tăng trưởng GDP giữa Trung Quốc và Nhật Bản 

"Một phần tư thế kỷ trước, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng đáng ngạc nhiên giống với Trung Quốc ngày hôm nay. Điều này sẽ là những lời cảnh báo cho các nhà quan sát và các nhà đầu tư Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là một số tín hiệu đáng lo ngại tương tự đang xảy ra tại Trung Quốc - đầu tư quá mức, nợ khu vực tư nhân cao, thị trường tài sản bèo bọt và nhân khẩu kém”.

Dưới đây là một số điểm tương đồng giữa hai nền kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trung bình đạt 5%  mỗi năm từ 1985-1990 và quốc gia này chiếm 8% nhập khẩu từ thế giới, chiếm 12% GDP toàn cầu và 57%  GDP của châu Á Thái Bình Dương. Trung Quốc ngày nay chiếm 10%  nhập khẩu thế giới, 11,5%  GDP toàn cầu và 38% GDP của châu Á Thái Bình Dương.

Song, cả HSBC và Oxford đều cảnh báo Trung Quốc có thể lặp đi lặp lại những sai lầm trong chính sách của Nhật Bản.

HSBC cho biết Trung Quốc đã học được một số bài học từ Nhật Bản, nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn để tránh giảm phát.

"Với nhu cầu tăng trưởng toàn cầu dường như không được mạnh mẽ như trước năm 2008 và năm 1980, thì Trung Quốc nên nới lỏng chính sách nhiều hơn nữa và sớm hơn nữa. Trung Quốc đã thông qua một số bài học từ Nhật Bản, nhưng ở đó vẫn có nhiều việc phải làm", theo các nhà phân tích được dẫn đầu bởi nhà kinh tế trưởng Trung Quốc Qu Hongbin.

Tuy nhiên, trên thực tế, nền kinh tế của Trung Quốc trong năm 2015 cũng rất khác biệt so với nền kinh tế Nhật Bản trong năm 1990. Ngân hàng Trung ương và Chính phủ Trung Quốc đều có những chính sách quan trọng để kích thích nền kinh tế khi cần thiết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Nhung (Một thế giới/ Bloomberg)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN