Trên 50% doanh nghiệp "bôi trơn" cho cán bộ thanh, kiểm tra

Kết quả khảo sát trên 10.000 doanh nghiệp (DN) cả nước của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ DN có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra cả nước chiếm 52%.

Ngày 17/9, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) phối hợp với VCCI Chi nhánh tại TPHCM tổ chức tọa đàm khảo sát về hoạt động thanh tra, kiểm tra DN.t

Theo Phó Giám đốc VCCI chi nhánh TPHCM Trần Ngọc Liêm, kết quả khảo sát trên 10.000 DN trong cả nước của VCCI cho thấy có đến 79% số lượng DN chấp nhận trả chi phí không chính thức. 52% số DN thừa nhận có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra mức độ trung bình cả nước là 52%.

TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho biết mục đích chính của hoạt động thanh tra là để phát hiện những sơ hở, bất cập về chính sách; phòng ngừa, phát hiện xử lý vi phạm; phát huy nhân tố tích cực; hỗ trợ hướng dẫn cho đối tượng thanh tra để thực hiện đúng chính sách pháp luật.

Trên 50% doanh nghiệp "bôi trơn" cho cán bộ thanh, kiểm tra - 1

Đại diện VCCI cho biết có 52% doanh nghiệp chi phí "bôi trơn" cho cán bộ thanh kiểm tra

Hoạt động thanh tra có các nguyên tắc cơ bản như công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, kịp thời; không được trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung tiến hành thanh tra.

Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống cơ quan thanh tra Nhà nước thì một DN chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra Nhà nước, nhưng đồng thời cũng chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành dẫn đến thời gian qua, các DN phản ánh về sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra gây khó khăn cho DN.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 20/CT - TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN để khắc phục tình trạng này.

Việc Thủ tướng quy định chỉ được thanh, kiểm tra DN mỗi năm một lần được cho là sẽ giúp các doanh nghiệp “dễ thở” hơn, giảm phiền hà, nhũng nhiễu và tạo thuận lợi cho DN trong quá trình hoạt động.

Theo khảo sát của VCCI, trước năm 2017, nhiều DN bị thanh, kiểm tra 6 - 7 lần/năm; có trường hợp quận đã kiểm tra, thành phố cũng kiểm tra, chưa kể các cơ quan quản lý chuyên ngành khác…

Trên 50% doanh nghiệp "bôi trơn" cho cán bộ thanh, kiểm tra - 2

Lực lượng QLTT kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dành cho trẻ em

Thực tế vẫn có tình trạng tại DN đang có cuộc thanh tra hành chính hoặc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (ví dụ về môi trường, về đất đai, về thuế, về an toàn vệ sinh thực phẩm…) nhưng cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành khác.

Theo tinh thần của Chỉ thị 20, cơ quan chức năng chỉ được thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ quan thanh tra, kiểm tra chỉ được ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng và không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh, kiểm tra đột xuất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Thịnh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN