Tính giá đất cho dự án BT khi là “đồng không mông quanh” hay đô thị?

Sự kiện: Kinh Doanh

Với các dự án BT (xây dựng, chuyển giao), thời điểm xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư là khi mảnh đất đó còn là “đồng không mông quạnh” hay khi đã là đô thị.

Câu hỏi này được đặt ra với ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính trong buổi họp báo chiều 5/10.

Tính giá đất cho dự án BT khi là “đồng không mông quanh” hay đô thị? - 1

 Văn bản hướng dẫn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT vẫn chưa có sau 9 tháng Luật có hiệu lực.

Hiểu một cách đơn giản, với hợp đồng BT, nhà đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng xong sẽ được cơ quan Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác.

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều chuyên gia chỉ ra trước đó là việc thanh toán đất cho nhà đầu tư được thực hiện trước khi công trình hoàn thành, thậm chí còn trước khi dự án được bắt đầu. Giá đất tại thời điểm đó thường rất thấp, phần lớn còn là đất nông nghiệp.

Sau khi có công trình, đất quanh khu vực này bỗng từ đất nông nghiệp thành đất đô thị với giá trị tăng cả chục, cả trăm lần.

Đây là vấn đề theo ông Nguyễn Tân Thịnh đã được tính tới trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lưc từ đầu năm nay.

Ông Thịnh khẳng định, thời điểm xác định giá đất là khi cơ quan nhà Nước có thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất.

“Theo quy định hiện tại, việc xác định giá đất là theo mục đích sử dụng mới. Có thể trước đó là đất nông nghiệp nhưng quy hoạch là khu đô thị thì ta xác định theo giá đất khu đô thị”, ông nói.

Ông nói thêm, cách xác định giá là căn cứ vào từng loại đất, địa phương sẽ thuê đơn vị thẩm định giá đất và trình hội đồng thẩm định do lãnh đạo tỉnh làm chủ tịch. Từ đó, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ quyết định mức giá.

Nguyên tắc là vậy nhưng ông Thịnh thừa nhận, văn bản hướng dẫn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT vẫn chưa có. Chính vì chưa có quy định nên Bộ Tài chính đã phải văn bản gửi các bộ, Ủy ban Nhân dân thành phố các tỉnh, thành phố yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho tới khi có nghị định.

Vị này khẳng định, dự thảo đã được Bộ Tài chính trình sớm nhưng đây là nghị định khó khó vì liên quan nhiều pháp luật khác nhau như đầu tư, quản lý tài sản công, xây dựng, đất đai. Bởi vậy, Chính phủ đang thận trọng trong quá trình hoàn thiện nghị định này.

Cao ốc nhiều “tai tiếng” Tokyo Tower Hà Đông bị ngân hàng siết nợ

Hiện tại, dự án này đã bị ngân hàng PVcombank thu giữ để siết nợ. Trị giá khoản nợ lên tới 114 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN