Tiên đoán thị trường BĐS năm 2013
Một tiên đoán cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2013 sẽ có biến cố cùng cực.
Không còn biện pháp nào khác là giảm giá Bất động sản (BĐS). Bởi hình thành nên giá BĐS trong thời gian qua là vô cùng phi lí . Và những bất hợp lí đó người dân phải gánh chịu. Hậu quả vẫn tiếp tục kéo dài vì tất cả mọi ngành nghề kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng của chi phí đất đai lên giá thành sản xuất.
Ngay cả lạm phát cũng có tác động của việc giá đất tăng cao. Đến ngày hôm nay chúng ta chưa hề thấy bất kỳ một chủ đầu tư nào nghĩ đến việc làm cách nào giảm chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm BĐS . Mà chỉ có các động tác thổi giá làm cho bong bóng BĐS phình quá to vượt sức chịu đựng của người mua như hiện nay. Hoặc chia nhỏ BĐS tạo cảm giác ảo là giá rẻ.
Một tiên đoán cho BĐS năm 2013 sẽ có biến cố cùng cực của thị trường này.
1. Chính phủ đã hết tiền, ngân hàng đã hết tiền, các công ty BĐS đã hết tiền. Người dân còn khoảng 50 tỷ USD (vàng và ngoại tệ) và Việt kiều có thể rót thêm 15 USD tỷ mỗi năm, nhưng không ai có “niềm tin” vào tình hình bất động của BĐS đến thế này. Giải pháp in tiền bừa bãi không khả thi vì sẽ gây lạm phát phi mã và kết cuộc sẽ đến nhanh hơn dự đoán.
2. Khi giá BĐS xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên thế chấp BĐS. Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.
3. Nếu bong bóng BĐS không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa. Số lượng căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.
4. Ánh sáng le lói dưới đường hầm là gói cứu trợ của IMF (chính phủ đã bác bỏ giải pháp này). Không ai ngoài Chính phủ có thông tin để dự đoán chính xác hướng đi sắp tới của chúng ta.
5. Chúng ta vẫn đang cố gắng làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ - cơ chế quan liêu Xin và Cho.
Chúng ta đang nằm yên chờ động thái mới cho hành động tiếp theo của Chính phủ và một trong những điều đó là: “Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch kinh tế – xã hội 2013 Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Về nguyên tắc, Nhà nước không ngăn cấm hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của người dân.
Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng cung ứng cho thị trường, đồng thời có trách nhiệm ổn định thị trường, đảm bảo giá trong nước bám sát thế giới. Như vậy, thay vì “đảm bảo giá vàng trong nước liên thông giá thế giới”, Nghị quyết đã chuyển thành “bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới”.