Thu nhập ở thành thị 6 triệu đồng/tháng, cử nhân thất nghiệp tăng

Sự kiện: Kinh Doanh

Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương ở thành thị có mức cao nhất với 6,03 triệu đồng/tháng. Giới tài chính ngân hàng cao gấp 2,25 lần nông lâm thủy sản. Về giới tính, mức thu nhập trung bình của nam giới đạt 5,24 triệu đồng/tháng.

Đó là một trong số thông tin của bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 4/2016 vừa được Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) công bố.

Thu nhập ở thành thị 6 triệu đồng/tháng, cử nhân thất nghiệp tăng - 1

Theo bản tin thị trường lao động quý 4/2016, thu nhập của lao động hưởng lương ở thành thị cao nhất hơn 6 triệu đồng/tháng.

Bà Chử Thị Lân - Thành viên Ban biên tập Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam thông tin một trong số kết quả của thị trường lao động quý cuối năm 2016 cho thấy, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 5,08 triệu đồng, tăng 143.000 đồng (2,9%) so với quý 3/2016, tăng 412.000 đồng (8,8%) so với cùng kỳ năm 2015.

Cũng theo bản tin, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương ở thành thị có mức cao nhất với 6,03 triệu đồng/tháng. Xét về giới tính, mức thu nhập trung bình của nam giới đạt 5,24 triệu đồng/tháng.

Trong các ngành thì lao động làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm là có thu nhập cao nhất, gấp 2,25 lần so với nhóm thấp nhất là nông lâm thủy sản.

Đáng chú ý, bản tin cho thấy quý 4/2016, thất nghiệp nói chung giảm nhẹ cả về số lượng và tỷ lệ, song đáng chú ý là thất nghiệp tăng lên ở nhóm có trình độ đại học trở lên.

Trong số những người thất nghiệp, có 471.000 người thất nghiệp có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%), nhiều người ở nhóm trình độ đại học trở lên (218,8 nghìn người, tăng 16,5 nghìn người so với quý trước) tiếp theo là nhóm cao đẳng (124,8 nghìn người, giảm 5,9 nghìn người) và trung cấp (70,2 nghìn nười, giảm 14,1 nghìn người).

Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm cao đẳng giảm nhẹ so với trước, nhưng vẫn cao nhất (7,38%); nhóm đại học tăng nhẹ lên 4,43%. Tỷ lệ thanh niên là 7,28%, giảm so với quý 3/2016, nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm 2015 và gấp hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,31%).

Số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm 24% tổng số người thất nghiệp. 54 % số người thất nghiệp chưa từng có việc làm (thất nghiệp lần đầu). 

Đáng lưu ý, số người thiếu việc làm giảm nhẹ về số lượng và tỷ lệ. Quý 4/2016 có 1.352 nghìn lao động bị thiếu việc làm, tăng 1,5 lần so với quý 3/2016. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 750 nghìn (chiếm 55,5%), giảm 24.000 người so với quý 3/2016 và 8.000 người so với cùng kỳ năm trước. Lao động khu vực nông thôn chiếm 88% số người thiếu việc làm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thư (Infonet)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN