Thiếu niềm tin, nhà đầu tư chưa mạnh tay mua cổ phiếu
Do niềm tin vào thị trường chưa đủ mạnh nên khi VN-Index tăng điểm, nhà đầu tư chưa mạnh tay mua cổ phiếu.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Sau chuỗi ngày giảm điểm, VN-Index đã tăng trở lại. Lực cầu giá cao nhanh chóng xuất hiện khiến VN-Index tăng hơn 4 điểm và vượt ngưỡng 600 điểm một cách dễ dàng. Nhóm blue-chip đóng vai trò rất lớn giúp thị trường đảo chiều đi lên.
Tuy nhiên, blue-chip cũng là nguyên nhân kéo VN-Index đi xuống. Sau khi VN-Index lấy lại ngưỡng 600 điểm, áp lực chốt lời xuất hiện, một số blue-chip như VCB, CTG quay đầu đi xuống và chạm mức giá đỏ. Thị trường giằng co mạnh nhưng VN-Index may mắn giữ được sắc xanh. Đóng cửa phiên giao dịch 6/11, VN-Index tăng 0,84 điểm, tương ứng 0,14% và đóng cửa ở mức 597,85 điểm. VN-Index không thành công dù rất nỗ lực lấy lại ngưỡng 600 điểm.
Thanh khoản trên sàn thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ đi xuống. Tổng khối lượng giao dịch đạt 93.438.549 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.609,6 tỷ đồng, giảm 30% so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 8.263.399 cổ phiếu, tương ứng 145,19 tỷ đồng, giảm mạnh nhưng vẫn đứng ở mức khá cao. Toàn sàn ghi nhận 118 mã tăng giá, 79 mã đứng giá và 85 mã giảm giá.
Penny và smallcap đi lên và hạn chế đà giảm của blue-chip. Hôm nay, cổ phiếu vốn hóa lớn dừng trong sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, VN30-Index giảm 0,12 điểm, tương ứng 0,02% dừng ở mức 637,56 điểm. VN30-Index là chỉ số chính duy nhất trên cả 2 sàn giảm điểm.
Tổng khối lượng giao dịch của nhóm VN30 đạt 26.582.600 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 609,71 đồng, giảm gần 50% so với hôm qua. Điều đó cho thấy dòng tiền đang rời khỏi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhóm VN30-Index có 9 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.
Blue-chip biến động trong biên độ rất hẹp. Là mã giảm nhiều nhất FPT chỉ mất 500 đồng/CP và dừng ở mức 50.000 đồng/CP. Các mã còn lại cũng đi xuống khá chậm. HPG giảm 500 đồng/CP xuống 55.000 đồng/CP. VIC giảm 400 đồng/CP xuống 48.100 đồng/CP. CII giảm 300 đồng/CP xuống 19.400 đồng/CP. SSI giảm 200 đồng/CP xuống 30.400 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, MSN tăng 1.000 đồng/CP lên 82.000 đồng/CP. KDC tăng 500 đồng/CP lên 63.500 đồng/CP. DRC tăng 500 đồng/CP lên 62.500 đồng/CP. HCM tăng 400 đồng/CP lên 36.900 đồng/CP. IJC tăng 400 đồng/CP lên 13.900 đồng/CP. HAG tăng 400 đồng/CP lên 25.500 đồng/CP. PPC tăng 200 đồng/CP lên 25.200 đồng/CP.
Ảnh minh họa
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội giao dịch lạc quan hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh khi cả 2 chỉ số chính đều dừng trong sắc xanh. Chốt phiên giao dịch 6/11, HNX-Index tăng 0,64 điểm, tương ứng 0,72% và đóng cửa ở mức 89,32 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội đi lùi và vẫn dưới 1.000 tỷ đồng.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 61.820.546 cổ phiếu, tương ứng 840,01 tỷ đồng, giảm khoảng 10% so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 4.645.576 cổ phiếu, tương ứng 38,89 tỷ đồng, đứng ở mức khá thấp. Toàn sàn ghi nhận 111 mã tăng giá, 75 mã đứng giá và 74 mã giảm giá.
HNX30-Index có tốc độ đi lên mạnh hơn HNX-Index và là chỉ số tăng mạnh nhất trê cả 2 sàn. Chốt phiên ngày 6/11, HNX30-Index tăng 2,42 điểm, tương ứng 1,37% và đóng cửa ở mức 179,64 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 37.247.100 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 596,38 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao trên sàn Hà Nội. Ngược lại sàn thành phố Hồ Chí Minh, dòng tiền tiếp tục đổ vào blue-chip trên sàn Hà Nội. Trong nhóm ghi nhận 17 mã tăng giá, 5 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.
Blue-chip trên sàn Hà Nội đi lên khá mạnh. PGS tăng 1.700 đồng/CP lên 37.400 đồng/CP. FIT tăng 800 đồng/CP lên 28.000 đồng/CP. AAA tăng 600 đồng/CP lên 16.200 đồng/CP. HUT tăng 600 đồng/CP lên 11.700 đồng/CP. TCT tăng 500 đồng/CP lên 79.500 đồng/CP. ACB tăng 500 đồng/CP lên 15.600 đồng/CP. SCR tăng 300 đồng/CP lên 10.100 đồng/CP.
Các blue-chip còn lại giảm khá nhẹ. PLC giảm 500 đồng/CP xuống 31.800 đồng/CP. DBC giảm 300 đồng/CP xuống 29.500 đồng/CP. SHS giảm 200 đồng/CP xuống 11.600 đồng/CP. ICG giảm 200 đồng/CP xuống 8.600 đồng/CP. KLF giảm 100 đồng/CP xuống 11.600 đồng/CP.