Thiếu nhà vệ sinh trầm trọng nhưng quốc gia này sẵn sàng chi tỷ đô xây 100 sân bay
Trong vòng 15-20 năm tới, họ còn dự kiến xây dựng từ 150-200 sân bay.
Không chỉ nổi tiếng là quốc gia đông dân nhất thế giới, Ấn Độ còn là một trong những nơi lạc hậu, thiếu thốn nhà vệ sinh trầm trọng. Tại nhiều vùng nông thôn Ấn Độ, người dân thường “giải quyết nỗi buồn” ở ngay… vệ đường, kể cả trẻ em. Bạn gần như không thể tìm ra nhà vệ sinh ở các vùng quê, hay nói cách khác, các hộ gia đình hầu như đều không xây dựng công trình phụ.
Đông dân nhất thế giới nhưng Ấn Độ lại gần như không có nhà vệ sinh
Tuy nhiên, chính phủ nước này lại mạnh tay chi hàng chục tỷ USD đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không – yếu tố có thể trợ lực, giúp nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng.
Ngày 4/9 vừa qua, bộ trưởng hàng không dân dụng Ấn Độ kiêm bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp nước này, ông Suresh Prabhu đã bày tỏ: “Chúng tôi đang có một vài kế hoạch trong tương lai 10-15 năm tới. Đó là xây dựng 100 sân bay mới tại Ấn Độ, quy mô đầu tư gần 60 tỷ USD (1.398.800 tỷ VND)”.
Thay vì tập trung cải thiện điều kiện vệ sinh, Ấn Độ lại chi tiền tỷ để xây sân bay
Tháng 4 năm nay, bộ trưởng hàng không dân dụng Ấn Độ khi đó là ông Jayant Shinha đã tiết lộ với trang Nikkei Asian Review, trong 15-20 năm tới, Ấn Độ sẽ xây dựng 150-200 sân bay, bao gồm cả những sân bay hiện đang xây dựng. Trong vòng 12 tháng tới, lượng sân bay hoạt động ở nước này sẽ vượt quá con số 131.
Hiện nay, Ấn Độ có 100 sân bay trên toàn quốc. Theo như lời ông Prabhu chia sẻ, con số này sẽ còn tăng gấp đôi. Kế hoạch này nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ trong nước. 3 năm rưỡi vừa qua, lượng khách lưu thông bằng đường hàng không ở Ấn Độ liên tục giữ mức tăng trưởng cao kỷ lục 2 con số.
Thời báo tài chính Anh quốc dẫn lời các chuyên gia kinh tế liên quan nói rằng, so với tình trạng suy giảm kinh tế do thắt chặt thuế vào năm ngoái, biểu hiện mạnh mẽ của nền kinh tế Ấn Độ lần này chủ yếu là nhờ hiệu ứng lợi ích đo được. Chuyên gia kinh tế người Ấn Độ của ngân hàng ANZ, ông Shashank Mendiratta chia sẻ với Reuters rằng, việc nâng cao đầu tư vào dịch vụ công cộng và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn đã góp phần tạo nên thông số GDP Ấn Độ hiện tại. Đây có thể là một xu thế phát triển tối ưu dễ nhận thấy.
Tưởng như hoang đường nhưng đây lại là chuyện hoàn toàn có thật nhằm cứu vãn tình hình lạm phát tại nước này.