Thị trường BĐS sẽ xác lập đáy năm 2014

Thị trường bất động sản đã bắt đầu đà sụt giảm từ năm 2011 và phải mất 3 năm giá để đi đến vùng đáy. Vì vậy, năm 2013 thị trường vẫn sẽ tiếp tục sụt giảm và phải đến giữa năm 2014 thị trường mới đi đến điểm đáy.

Đây là nhận định của ông Trần Như Trung - Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn thị trường bất động sản của công ty TNHH Savills Việt Nam.

Phóng viên: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, năm 2013 vẫn được cho là năm tiếp tục sụt giảm thị trường bất động sản. Nguyên nhân được đưa ra là nhà ở xã hội ra đời với mức giá 8-10 triệu đồng/m2, nó sẽ kéo theo mặt bằng giá chung cư giảm xuống. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Ông Trần Như Trung: Nhận định trên có một phần đúng và một phần không chính xác. Phần đúng là nó sẽ có áp lực khiến giá nhà phải điều chỉnh theo xu thế thị trường. Còn nguyên nhân giảm giá do nhà ở xã hội là không đúng, bởi phân khúc nhà ở xã hội có đối tượng người ở riêng trong khi các dự án nhà ở dành cho nhóm người có thu nhập trung bình khá chiếm đại bộ phận thị trường bất động sản. Với phân khúc này thì giá tăng –giảm phụ thuộc vào cung – cầu, khả năng chi trả của người dân chứ không liên quan đến việc có nhà ở xã hội thì nhà ở thương mại sẽ giảm.

Vậy trong năm 2013 thị trường có tiếp tục giảm giá nữa hay không?

Nếu nói về chuyện giảm giá, cá nhân tôi cho rằng, yếu tố cần phải quan tâm nhất đó là tính thanh khoản thị trường chứ không phải là giá bao nhiêu. Nếu không có thanh khoản thị trường tiếp tục khó khăn. Còn nếu nói xu hướng giá, năm 2011 chúng tôi đã đưa ra nhận định năm 2014 mới là đáy thị trường bất động sản. Chúng ta cần 3 năm để thị trường đi đến vùng điều chỉnh ổn định. Năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục sụt giảm và phải đến giữa năm 2014 thị trường mới đi đến điểm đáy.

Như vậy, năm 2013 thị trường không có cơ hội mới đúng không thưa ông?

Nói thị trường không có cơ hội mới đối với những chủ đầu tư tiếp tục kỳ vọng sẽ bán được sản phẩm bất động sản với giá năm 2009, 2010.

Còn thị trường bất động sản hai năm vừa qua, các cơ quan đã đưa ra quyết định xử lý hành chính đối với những dự án đó nhưng không điều chỉnh được thị trường. Đây là thông tin tốt cho thị trường và thị trường đã có quy mô nhất định.

Hằng năm, chúng ta kêu ca về nguồn cung nhưng tính sơ bộ có khoảng 20 ngàn căn hộ được đưa ra . Cơ hội ở đây là với một thị trường quy mô lớn hiển nhiên sẽ tìm được một lối đi riêng không thể nói là thị trường không có cơ hội được.

Thị trường BĐS sẽ xác lập đáy năm 2014 - 1

Theo ông cơ hội cho thị trường bất động sản là gì?

Có rất nhiều chủ đầu tư nếu đã lập dự án sai, thực hiện sai thì không có cơ hội. Nhưng thị trường vẫn có cơ hội cho những người đang tiếp tục vào thị trường. Có nhiều người sẵn sàng mua lại dự án và điều chỉnh nó để phù hợp hơn với nguồn cầu.

Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2013 thậm chí năm 2014, chủ đầu tư vẫn gặp khó và khả năng điều chỉnh giá bán nhà vẫn tiếp tục xảy ra. Ai cũng nghĩ thị trường tiếp tục điều chỉnh. Vậy, ai sẽ là người mua, ai sẽ là người quyết định tính thanh khoản trên thị trường lúc này?

Hiện nay đối tượng đang được quan tâm là chủ đầu tư và nhà đầu tư. Thế nhưng, vẫn còn người sử dụng cuối cùng. Những đối tượng khách hàng này họ không quá quan tâm đến việc khi nào thị trường xuống đáy. Ngày mai tôi cần mua nhà, tôi chuẩn bị tiền từ 1-2 năm trước và khi tôi đi mua nhà, tôi không chờ cho căn hộ đó giảm thêm bao nhiêu phần trăm nữa mà tôi xem căn nhà có phù hợp với vị trí và số tiền mà người mua có không...

Thực tế, với mức giá như hiện nay khi nhiều chủ đầu tư giảm giá bán nhà dao động 20 triệu đồng/m2 -22 triệu đồng/m2 là có giao dịch và với diện tích khoảng 70m2 đều bán hết.

Cho nên các quyết sách cần hướng người mua để dùng, không phải phân tích số liệu như người đi mua để bán lại.

Có người mua nhà nghĩ rằng, họ sẽ đi thuê nhà để chờ đợi giá bất động sản giảm xuống đáy. Vậy, những nhà phát triển thị trường có tính đến phương án này không?

Tôi cho rằng, số người chấp nhận đi thuê nhà để chờ thị trường bất động sản giảm giá là có nhưng chỉ là số ít. Trong khi đó, với những người có nhu cầu thực sự về nhà ở lại rất nhiều. Đây là nguồn cầu mà các chủ đầu tư cần hướng đến.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dự án dở dang và nhiều chủ đầu tư không còn năng lực về tài chính để thực hiện dự án. Vậy, liệu thị trường có đủ niềm tin để tạo thanh khoản không?


Hiện nay đang có khoảng 40 dự án đăng ký cung cấp lượng căn hộ ra thị trường. Trong số này, có những dự án đã đăng ký thực hiện rồi nhưng chưa triển khai được hoặc triển khai nhưng chưa xong vì vậy chưa thể đem sản phẩm ra thị trường để bán được.

Niềm tin thị trường vào nhóm dự án này, nếu chúng ta tiếp tục chờ thị trường lên giá để sửa sai giúp các chủ đầu tư là điều không thể. Bởi vì, không phải cứ có niềm tin là thị trường có thể lớn và không thể dùng các mệnh lệnh hành chính để sửa lỗi sai của ai đó. Bản thân thị trường sẽ tự đào thải các dự án này.

Đối với những dự án chủ đầu tư chấp nhận đã quyết định sai, chủ đầu tư phải mạnh dạn chấp nhận tổn thất một cách nhanh nhất nếu không cứ kéo dài tổn thất sẽ ngày càng lớn.

Như vậy chỉ có những dự án có tính pháp lý cao mới có thể tạo được niềm tin của người mua nhà đúng không thưa ông?

Tôi cho rằng, không chỉ là những dự án có tính pháp lý cao mà các dự án bắt buộc phải hoàn thành mới có người mua.

Xin cám ơn ông! 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Đào (Vnmedia)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN