Tập đoàn xăng dầu lãi kỷ lục, doanh thu dầu khí giảm mạnh

Sự kiện: Kinh Doanh

Ngày 9/1, Đảng bộ khối doanh nghiệp trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Theo đó, trong 33 doanh nghiệp có 2 đơn vị lãi kỷ lục là Tập đoàn xăng dầu và Tổng công ty thép.

Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu đạt mức lãi kỷ lục trên 6.200 tỷ đồng, đạt 158% kế hoạch, ROE đạt trên 50%. Tổng công ty thép doanh thu ước đạt 18,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6%. Lợi nhuận trước thuế của Tổng cty thép đạt 600 tỷ đồng, tăng 108%.

Kết quả kinh doanh tốt thứ 3 là Tập đoàn dệt may Việt Nam với doanh thu ước đạt trên 43,3 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1,26 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2015.

Doanh thu 33 tập đoàn, tổng công ty toàn khối ước đạt 1.429 nghìn tỷ đồng; bằng 92,8% năm 2015. Số tiền nộp ngân ách nhà nước ước đạt trên 195 nghìn tỷ đồng, bằng 87% năm 2015. Tăng trưởng tín dụng các ngân hàng đạt 15,04%, nợ xấu các ngân hang thương mại dưới 3%.  Công tác tái cơ cấu ngân hàng được triển khai quyết liệt, tạo bước chuyển biến quan trọng về cổ phần hoá, thoái vốn ngoài ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động theo đề án tái cơ cấu đã phê duyệt. Toàn khối chỉ còn 2/33 đơn vị kinh doanh thua lỗ.

Tập đoàn xăng dầu lãi kỷ lục, doanh thu dầu khí giảm mạnh - 1

Tập đoàn Xăng dầu, thép lãi kỷ lục.

Riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do giá dầu xuống thấp nên các chỉ tiêu tài chính năm 2016 đều giảm mạnh so với năm 2015. Doanh thu ước đạt 440 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 24,2 nghìn tỷ đồng. Số tiền nộp ngân sách năm 2016 của PVN đạt 86 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 74,7% năm 2015. 

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban kinh tế Trung ương yêu cầu cán bộ, đảng viên, người lao động khối Doanh nghiệp Trung ương cần nhìn thẳng vào hạn chế, khuyết điểm năm 2016. Bao gồm: hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tỷ suất lợi nhuận sử dụng vốn nhà nước giao hạn chế. Một số đự án đầu tư không phát huy hiệu quả, thua lỗ lớn. Việc quản trị doanh nghiệp kém, công nghệ lạc hậu, việc tái cơ cấu đổi mới, sắp xếp, thoái vốn kém.

“Doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng cấu thành kinh tế nhà nước, có vai trò quan trọng, nắm giữ kĩnh vực then chốt, thiết yếu. Vì vậy cần tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt trong kinh tế nhà nước, đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong hoạt động nòng cốt, đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt nhất”, ông Bình nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga (Tiền Phong)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN