Tăng tín dụng, hạ lãi suất: Nhiều tác động “lạ” đến cổ phiếu ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất và tăng trưởng tín dụng đạt ít nhất 20% thay vì dự kiến 18% như trước đây- điều này cũng đồng nghĩa thêm một lượng tiền lớn sẽ được giải phóng khỏi nhà băng đi ra nền kinh tế. Nhận định của giới đầu tư tài chính: đây là những tín hiệu tích cực sẽ tác động mạnh đến nhóm cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết trên sàn.

Tăng tín dụng: ai được lợi?

Thủ tướng đã yêu cầu NHNN giữ lãi suất ở mặt bằng thấp và xem xét nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên ít nhất 20% trong năm nay.

Bình luận của công ty chứng khoán HSC cho biết: Có lẽ đây là động thái nhằm giúp chính phủ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay. GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng 5,73% nên để đạt mục tiêu đề ra, GDP 6 tháng cuối năm phải tăng trưởng 7,4%; là mức cao kể từ năm 2007.

Tín dụng 6 tháng đầu năm tăng trưởng 19% so với cùng kỳ - NHNN ban đầu đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 18% và cấp hạn mức tín dụng cho một số NHTM là 16%. Tín dụng tại thời điểm cuối tháng 6 đã tăng khoảng 9% so với đầu năm (cùng kỳ tăng 8,16%).

“Trên thực tế, tín dụng 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng 19% so với cùng kỳ nên chỉ cần tín dụng 6 tháng cuối năm tăng tốc nhẹ cũng có thể đạt được mức 20%. Áp lực lạm phát thấp nên sẽ vẫn an toàn khi đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thêm một chút “, nhóm phân tích tài chính này nhận định.

Tăng tín dụng, hạ lãi suất: Nhiều tác động “lạ” đến cổ phiếu ngân hàng - 1

Tín dụng nới lên mức 20%, cung tiền sẽ tăng cho nền kinh tế.

Theo HSC, do CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,52% so với cùng kỳ trong khi tỷ giá ổn định sau khi tăng 1,2% từ đầu năm, “nên chúng tôi thấy không có nhiều rủi ro về mặt vĩ mô khi đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng”.

Đây là thông tin tích cực cho cổ phiếu ngân hàng. Nếu NHNN cho phép NHTM đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu 20%, thì đây sẽ là thông tin tích cực cho cổ phiếu ngân hàng. Thu nhập lãi thuần đóng góp 80% vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng và thu nhập này phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ NIM.

Tỷ lệ NIM ở nhiều ngân hàng chỉ tăng nhẹ nhờ tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất cao tăng lên đã bù đắp vào sự sụt giảm ở lợi suất trái phiếu7 ngân hàng niêm yết do HSC theo dõi công bố LNTT 6 tháng tăng 22,7% so với cùng kỳ

“ Chúng tôi ước tính 7 ngân hàng niêm yết đạt 18 nghìn tỷ đồng LNTT trong 6 tháng đầu năm, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Chúng tôi cũng dự báo 7 ngân hàng này sẽ đạt 36,2 nghìn tỷ đồng LNTT cho cả năm 2017 (tăng trưởng 18%)”, HSC nhận định.

HSC giả định tăng trưởng tín dụng tổng hợp của 7 ngân hàng này là 17,2%. Do vậy nếu tăng trưởng tín dụng nới lên 20% trong khi những biến số khác giữ nguyên, thì LNTT của 7 ngân hàng niêm yết có thể cao hơn 12% so với ước tính của chúng tôi.

Tổng tài sản các NH lên tới 9 triệu tỷ

Tổng tài sản của toàn hệ thống tín dụng đạt sát mốc 9 triệu tỷ đồng tính đến hết ngày 31/5/2017, theo cập nhật thống kê mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cụ thể, tổng tài sản của toàn hệ thống ở thời điểm trên đạt 8,97 triệu tỷ đồng, tăng 5,45% so với hồi đầu năm và nhiều khả năng ở thời điểm hiện tại đã vượt mốc 9 triệu tỷ đồng.

Trong đó, tính đến hết ngày 31/05, tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đạt 4,07 triệu tỷ đồng (tăng 5,54%); tổng tài sản nhóm ngân hàng thương mại Cổ phần đạt 3,6 triệu tỷ đồng (tăng 5,49%); nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài có tổng tài sản đạt 858 nghìn tỷ đồng (tăng 3,6%) và nhóm các công ty tài chính, cho thuê tài chính có tổng tài sản đạt 126 nghìn tỷ đồng (tăng 10,2%).

Theo công ty chứng khoán Bảo Việt, như vậy có thể thấy là tổng tài sản ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tăng mạnh nhất về giá trị tuyệt đối; trong khi nhóm các công ty tài chính, cho thuê tài chính có mức tăng mạnh nhất theo tỷ lệ phần trăm. Bên cạnh tổng tài sản, vốn tự có và vốn điều lệ của hệ thống cũng tăng trưởng tốt trong giai đoạn 5 tháng đầu năm, với mức tăng lần lượt đạt 6,52% và 2,28%.

Ngoài ra, giới phân tích BVSC cũng lưu ý: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống cũng được cải thiện, đạt mức 12,66% với tỷ lệ của tất cả các nhóm đều đạt trên mức quy định của NHNN là 9% (thấp nhất là nhóm NHTM Nhà nước đạt 9,76%). Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của toàn hệ thống tăng nhẹ lên mức 33,35% từ mức 33,32% giai đoạn cuối tháng 3; tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mức 34,51% cuối năm 2016 và thấp hơn nhiều so với mức quy định của NHNN.

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất và tăng trưởng tín dụng đạt ít nhất 20%  và cũng yêu cầu định hướng giảm lãi suất. “Tuy nhiên việc giảm tiếp lãi suất là rất khó thực hiện vì mặt bằng lãi suất hiện đã ở mức thấp so với lịch sử”, HSC khẳng định. Tìm hiểu Tiền Phong được biết, quan điểm của NHNN hoàn toàn nhất trí việc tăng chỉ tiêu tín dụng. Còn về hạ lãi suất,  Thống đốc đã “giục” các TCTD. Để làm được điều này, có thể NHTM phải rút ngắn khoảng cách (NIM) giữa lãi suất cho vay và huy động, tiết giảm lợi nhuận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Minh (Tiền phong)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN