Tăng thuế VAT lên 12% và 240.000 người bị nghèo hoá?

Sự kiện: Kinh Doanh

Khi tăng thuế VAT thêm 1,2 lần ở mỗi hàng hoá, như hàng hoá đang có mức thuế 5% sẽ tăng lên hơn 6%, 10% sẽ tăng lên 12%... tỷ lệ chi tiêu bình quân giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26 điểm %, tương ứng với khoảng 240.000 người nghèo tăng lên.

Tăng thuế VAT lên 12% và 240.000 người bị nghèo hoá? - 1

Lộ trình và ảnh hưởng của việc tăng thuế VAT 

Tăng thuế VAT lên 12%, 240.000 người bị nghèo hóa?

Tháng 8.2017, Bộ Tài chính bất ngờ công bố đề xuất sửa 5 Luật thuế. Trong đó, với thuế giá trị gia tăng (VAT), Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án sửa đổi Luật thuế GTGT. Phương án 1: tăng thuế VAT từ 5% lên 6% và từ 10% tăng lên 12% từ ngày 1.1.2019; Phương án 2: tăng thuế VAT lên 12% vào năm 2019 và 14% vào năm 2021.

Cùng với đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) mặt hàng nước ngọt với lý giải việc sử dụng đồ uống có đường gắn liền với việc tăng cân, béo phì và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đề xuất tăng thuế VAT lên 12% với nhiều mặt hàng của Bộ Tài chính đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía dư luận.

Tăng thuế VAT lên 12% và 240.000 người bị nghèo hoá? - 2

Cơ cấu chi tiêu sản phẩm chịu thuế VAT của các gia đình ở nông thôn, thành thị và trên cả nước

Song tới phiên thảo luận Quốc hội sáng ngày 26.5, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, về Luật Thuế giá trị gia tăng tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, người dân, các chuyên gia, các cơ quan giữ mức thuế phổ thông là 10%, không nâng mức thuế giá trị gia tăng này lên 11% đến 12% như dự thảo ban đầu.

Đồng thời, kết cấu lại hàng hóa dịch vụ chịu thuế 0%, 5% và không chịu thuế, đảm bảo công bằng, đặc biệt hạn chế chính sách an sinh xã hội được lồng ghép trong chính sách thuế, làm mất tính trung lập của thuế.

Tăng thuế VAT lên 12% và 240.000 người bị nghèo hoá? - 3

Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo "Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình" (Ảnh: TTXVN)

Còn tại hội thảo "Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình" do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức sáng 28.6, trong một nghiên cứu được nhóm các tác giả đến từ VEPR đưa ra, tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân số, đặc biệt các nhóm nghèo.

TS. Nguyễn Việt Cường, Đại học Kinh tế Quốc dân, khi tăng thuế VAT thêm 1,2 lần đối với mỗi hàng hoá, hàng hoá đang có mức thuế 5% sẽ tăng lên hơn 6%, 10% sẽ tăng lên 12%... thì tỷ lệ chi tiêu bình quân sẽ giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26%, tương ứng với việc sẽ có thêm khoảng 240.000 người nghèo.

Với phương án tăng thuế VAT lên mức chung 10% thì tác động nhỏ hơn một chút. Thuế suất chung có ưu điểm là đơn giản hóa việc thu thuế và tránh gian lận trong việc trốn thuế VAT bằng cách điều chỉnh danh mục mặt hàng chịu thuế từ 10% thành 5% trong sản xuất và kinh doanh.

Tác động nhỏ hơn một chút, sẽ làm giảm chi tiêu 0,32% và gia tăng hộ nghèo thêm 202.000 người. Các nhóm hộ tiêu dùng nhiều thực phẩm như rau và thịt sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Còn các nhóm hộ tiêu dùng nhiều thực phẩm như rau và thịt sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, chẳng hạn H’Mong là dân tộc chịu ảnh hưởng mạnh.

Tăng thuế VAT lên 12% và 240.000 người bị nghèo hoá? - 4

Cơ cấu chi tiêu sản phẩm chịu thuế VAT của gia đình nghèo và gia đình giàu

Ngoài ra, phân tích ở góc độ bình đẳng giới, các chuyên gia cho rằng các cải cách thuế gián thu trong đó có VAT không đưa lại các thiên kiến giới trực tiếp nhưng gián tiếp phân biệt đối xử với phụ nữ do phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn, lao động trong khu vực có trình độ chuyên môn và tay nghề thấp và/hoặc trong khu vực phi chính thức, tỷ lệ thất nghiệp cao trong khi thu nhập từ tiền lương, tiền công thấp hơn so với nam giới.

Dưới góc độ vĩ mô, ngoài các kịch bản tăng thuế VAT, nghiên cứu cũng mô phỏng hai kịch bản tăng hai loại thuế khác (thuế TNDN và thuế tiêu thụ đặc biệt). Các kết quả mô phỏng đều cho thấy sản lượng của nền kinh tế đều không được cải thiện.

Cân nhắc giữa tăng ngân sách và tăng trưởng kinh tế

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), việc tăng thuế không làm tăng sản lượng thực của nền kinh tế và làm giảm phúc lợi của tất cả các hộ gia đình. Thậm chí, nếu tiền thuế tăng thêm lại được Chính phủ đưa vào chi thường xuyên mà không chi đầu tư phát triển sẽ làm cho sản lượng thực của nền kinh tế giảm.

“Chính phủ nên nghĩ đến việc cải cách lại các loại thuế tài sản, do tỷ trọng của loại thuế này trong tổng số thu thuế còn quá khiêm tốn. Các đề xuất tăng thuế gần đây luôn bị công luận phản đối rất mạnh. Do đó, trước khi tăng thuế Chính phủ phải thuyết phục được người dân về tính hợp lý của các khoản chi tiêu chính phủ. Minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu chi ngân sách cần phải được nâng cao hơn và theo kịp với chuẩn mực quốc tế trước khi đưa ra các đề xuất tăng thuế”, TS Nguyễn Đức Thành nói.

Tăng thuế VAT lên 12% và 240.000 người bị nghèo hoá? - 5

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trả lời câu hỏi của PV: “Vậy thuế VAT nên được điều chỉnh ra sao?”.

TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, trong dài hạn thì việc nâng cao hiệu quả chi ngân sách mới đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thâm hụt ngân sách. Tăng thuế VAT chưa chắc đã cải thiện được thu ngân sách, nếu như việc tăng thuế làm giảm sản xuất và tiêu dùng.

Liên quan đến 2 phương án trong nghiên cứu này thì phương án 2, tức là áp dụng mức thuế VAT 10% cho các mặt hàng (trừ y tế và giáo dục), có tác động lên nghèo đói thấp hơn phương án 1, và việc áp dụng thuế suất chung cũng tạo thuận lợi cho việc thu thuế.

Tuy nhiên, phương án 2 cũng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các hộ có thu nhập thấp. Do vậy Nhà nước cần cân nhắc việc điều chỉnh thuế VAT trong thời gian tới, vì đây là việc đánh đổi giữa tăng ngân sách với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thắng (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN