Sống tiết kiệm nhưng đây mới là sự thật về những tín đồ hàng hiệu Nhật Bản

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

Tại xứ sở Phù Tang, hàng hiệu chính là vật tượng trưng cho địa vị của phụ nữ, là vật chứng minh năng lực làm việc của giới công chức.

Nhật Bản thường được biết đến với lối quản lý chi tiêu tiết kiệm và phong cách sống tối giản. Người Nhật cũng được mệnh danh là dân tộc khiêm tốn nhất thế giới. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Kyoichi Tsuzuki đã mở ra một cái nhìn mới lạ về quan niệm của người dân nơi đây về hàng hiệu. Anh đã dùng 10 năm để chụp ảnh phòng riêng của 100 người ở Tokyo. Điều đặc biệt là 100 người này đều có niềm đam mê cuồng nhiệt đối với hàng xa xỉ.

Sống tiết kiệm nhưng đây mới là sự thật về những tín đồ hàng hiệu Nhật Bản - 1

Bìa tuyển tập nhiếp ảnh của Kyoichi Tsuzuki

Những căn phòng trong ảnh vô cùng nhỏ hẹp nhưng lại bày đầy túi, giày hàng hiệu và trang phục xa xỉ. Có người vì không muốn bộ sưu tập đắt đỏ của mình bị nhuốm mùi khói nên đã kiên quyết không nấu ăn, không ăn uống trong nhà. Tủ lạnh cũng chỉ dùng để đựng… thuốc nhỏ mắt.

Sống tiết kiệm nhưng đây mới là sự thật về những tín đồ hàng hiệu Nhật Bản - 2

Gian phòng nhỏ hẹp nhưng chất đầy hàng hiệu của tín đồ cuồng Anna Sui

Sống tiết kiệm nhưng đây mới là sự thật về những tín đồ hàng hiệu Nhật Bản - 3

Một bà mẹ tự hào khoe gian phòng chất đầy đồ Gucci

Một tín đồ của Hermes cho biết, anh thường cho toàn bộ sản phẩm vào bao bì gốc rồi xếp chúng thành từng chồng. Khi cầm theo túi da Hermes trị giá 4.000 USD, anh sẽ dùng khăn lụa Hermes để bọc tay cầm, tránh để mồ hôi tay dây bẩn túi.

Sống tiết kiệm nhưng đây mới là sự thật về những tín đồ hàng hiệu Nhật Bản - 4

Fan cuồng bên bộ sưu tập của Dries van Noten

Năm 2009, ở xứ sở Phù Tang đã có 34 cửa hàng Bvlgari, 37 cửa hàng Chanel, 49 cửa hàng Gucci… và vô số chi nhánh của các thương hiệu lớn khác.

Giờ đây, hàng hiệu chính là vật tượng trưng cho địa vị của phụ nữ Nhật Bản, là vật chứng minh năng lực làm việc của giới công chức tại Nhật Bản. Ngoài ra, quy trình chế tác thủ công tinh xảo của hàng hiệu cũng rất được lòng người Nhật. Văn hóa châu Âu trong từng thương hiệu cũng khiến giới nhà giàu Nhật mê mẩn.

Năm bắt được tâm lý của người Nhật, nhiều thương hiệu tầm cỡ thế giới đã liên tiếp đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Hãng Louis Vuitton từng mở chi nhánh tại 5 trung tâm thương mại Nhật Bản vào năm 1978. Hãng này cam kết giá bán ở Nhật không vượt quá 1,4 mức giá ở Paris, đồng thời quảng bá mạnh mẽ truyền thống lịch sử và kỹ thuật chế tác thủ công của hãng. Nhờ vậy, doanh thu của hãng đã đạt 5,8 triệu USD chỉ trong một năm và tăng gấp đôi trong năm tiếp theo.

Sống tiết kiệm nhưng đây mới là sự thật về những tín đồ hàng hiệu Nhật Bản - 5

Hãng Louis Vuitton đã kiếm được 5,8 triệu USD trong năm đầu mở chi nhánh ở Nhật và kiếm gấp đôi trong năm tiếp theo

Bên cạnh việc mua sắm trong nước, người Nhật còn tích cực du lịch và tậu hàng hiệu ở nước ngoài. Để nâng cao khả năng “mở ví” của khách hàng, các hãng Chanel và LV đã bắt tay cùng xây dựng khu hàng hiệu sang chảnh ở Hawaii – nơi thu hút nhiều người Nhật tới nghỉ dưỡng. Nhân viên trong cửa hàng thậm chí còn biết nói tiếng Nhật. Nếu hết hàng, nhân viên sẽ ngay lập tức gọi cho chi nhánh ở Mỹ để vận chuyển bằng đường hàng không ngay trong đêm và giao cho khách hàng. Ngoài ra, ở Hawaii còn có nhiều thiên đường miễn thuế với nhiều ưu đãi đặc trưng chi dành riêng cho du khách Nhật Bản.

Sống tiết kiệm nhưng đây mới là sự thật về những tín đồ hàng hiệu Nhật Bản - 6

Để nâng cao khả năng “mở ví” của khách hàng, các hãng Chanel và LV đã bắt tay cùng xây dựng khu hàng hiệu sang chảnh ở Hawaii – nơi thu hút nhiều người Nhật tới nghỉ dưỡng

Khách sạn Nhật Bản hút khách nhờ nội thất... biết đi

Du khách tới đây có thể nghỉ ngơi thoải mái, không phải “động tay, động chân” theo đúng nghĩa đen.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo 36kr.com) ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN