"So găng" 2 tỷ phú Thái muốn mua lại BigC Việt Nam

Cả 2 đại gia Thái này đều đang là những nhân vật "nổi đình nổi đám" ghi nhiều dấu ấn tại Việt Nam với những thương vụ "khủng".

Sau khi tập đoàn mẹ ở Pháp là Casino Group cho biết sẽ chuyển nhượng toàn bộ hệ thống BigC tại Việt Nam ngay trong quý I/2016, Reuters đưa tin cả 2 tập đoàn đa ngành lớn của Thái Lan là Berli Jucker và Central Group cùng ngỏ ý muốn mua lại, dù mức giá thương vụ này được dự báo lên tới 800 triệu USD.

Những tập đoàn đình đám của Thái Lan

Tập đoàn Berli Jucker (BJC) là công ty xuất nhập khẩu lớn tại Thái Lan, và là một trong 5 đơn vị thành viên của TTC Holdings. Với hơn 130 năm tồn tại, Berli Jucker đã phát triển từ một công ty chuyên về xay xát lúa, khai thác khoáng sản để trở thành một tập đoàn đa ngành, tham gia vào hầu hết các công đoạn sản xuất, đóng gói và phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự thành công của BJC trong hơn 90 năm đã giúp nó trở thành một trong 5 doanh nghiệp đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan vào năm 1975.

Năm 2001, Berli Jucker trở thành một bộ phận của TCC Holdings, một trong những tập đoàn lớn nhất của Thái Lan chuyên lĩnh vực sản xuất đồ uống có cồn, kinh doanh thương mại, công nghiệp, bất động sản và dịch vụ tài chính. Trong những năm sau đó, Berli Jucker đi theo con đường thâu tóm các doanh nghiệp lớn tại Thái Lan, Malaysia..., khi mua cổ phần của Can Co. (một công ty sản xuất lon nhôm) và Jacy Foods Snd Bhd (công ty chuyên phân phối đồ ăn nhẹ ở Hong Kong, Singapore, Philippines và Brunei).

Trong khí đó, với gần 90 năm tuổi, Central Group hiện là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, quay ngược dòng thời gian, vào năm 1927, Central Group không phải là một trung tâm thương mại mà chỉ là một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại quận Thonburi ở bờ Tây sông Chao Phraya.

Chủ cửa hàng, Tiang Chirathivat không phải là người Thái. Ông di cư tới Bangkok từ Hải Nam, Trung Quốc trước đó 2 năm, vào năm 1925. Nhờ có tài kinh doanh, công việc làm ăn của Tiang Chirathivat diễn ra thuận lợi. Tới năm 1956, Tiang quyết định mở rộng kinh doanh. Ông mở ra khu trung tâm thương mại Central Trading tại Chinatown. Đây chính là tiền thân của Central Group ngày nay. Central Trading lúc đó bán nhiều loại mặt hàng, từ quần báo cho tới đồ gia dụng.

Tại thời điểm đó, Central Trading là trung tâm mua sắm đầu tiên ở Thái Lan, và cũng là nơi đầu tiên đề ra mức giá cố định. Trước đó, hàng hóa được bán theo kiểu “thuận mua vừa bán”. Với việc đưa ra mức giá cố định không mặc cả, Central Trading trở thành một cuộc cách mạng trong kinh doanh bán lẻ tại Thái Lan.

Năm 1974, tập đoàn này tiến công vào trung tâm Bangkok, mở ra khu mua sắm Central Childom. Năm 1982, tập đoàn này mở rộng sang phân khúc trung tâm mua sắm với Central Plaza Ladprao ở Bắc Bangkok.

Tới năm 1983, Central Group có thêm lĩnh vực kinh doanh khách sạn, đây là lĩnh vực đưa Central ra khỏi biên giới Thái Lan để mở rộng ra nhiều khu vực khác trên thế giới như đảo Bali, Maldives hay Trung Đông.

Sau quãng thời gian tự mở rộng và phát triển, tới giai đoạn những năm 90, Central Trading đẩy mạnh việc thâu tóm các công ty khác. Tập đoàn nàyvà liên doanh với nhà bán lẻ Pháp để cho ra đời thương hiệu Big C, chính thức bước chân vào kinh doanh siêu thị năm 1994.

Tới năm 1995, Central hoàn tất việc thâu tóm nhà bán lẻ Robinson, đồng thời đẩy mạnh đầu tư sang các loại hàng hóa đặc thù như chuỗi cửa hàng điện máy, cửa hàng thuốc, cửa hàng tiện lợi,...

Điểm nhấn của Central Group đó là thâu tóm khu phức hợp World Trade Center vào năm 2002. World Trade Center là khu phức hợp thương mại khổng lồ ở khu vực Ratchaprasong, trung tâm Thái Lan, với nhiều thương hiệu nổi tiếng thuê mặt bằng. World Trade Center sau đó đã được đổi tên thành CentralWorld, và hiện được biết đến như biểu tượng của tập đoàn. Khu phức hợp này đã bị cháy trong cuộc biểu tình tại Thái Lan vào năm 2010.

"So găng" 2 tỷ phú Thái muốn mua lại BigC Việt Nam - 1

Tại Việt Nam, dấu ấn của tỷ phú giàu thứ ba Thái LanCharoen Sirivadhanabhakdi khá rõ ràng khi ông nắm trong tay một gia sản khổng lồ. 

Những nhà lãnh đạo tài ba

Nhà sàng lập kiêm chủ tịch tập đoàn  Central Group là Tiang Chirathivat có tới 3 người vợ và 25 người con. Sau khi ông Tiang qua đời vào năm 1968, những người con trai của ông Tiang lần lượt nắm giữ vị trí này cho đến tận ngày nay. Con cả của Tiang, Samrit giữ ghế chủ tịch từ năm 1968 đến năm 1989, tiếp theo đó là người con thứ hai Wanchai, là chủ tịch từ năm 1989 đến năm 2002. Một người con khác của ông Tiang, Sudhichai vừa trở thành chủ tịch mới nhất của Central Group vào tháng 11 vừa qua sau nhiều năm giữ vai trò CEO tập đoàn.

Những người con của ông Tiang, hay thế hệ thứ hai của gia tộc Chirathivats đã vận hành Central Group trong gần nửa thế kỷ. Quãng thời gian đủ lâu để thế hệ này chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 3. Tos Chirathivat, gương mặt sáng giá nhất trong thế hệ thứ 3 của gia tộc Chirathivat, vừa vượt qua người bác Sudhitham của mình để trở thành CEO của tập đoàn.

Tos năm nay 49 tuổi, có bằng MBA tại đại học Columbia, Mỹ và làm việc cho Citibank trước khi quay về Central vào năm 1989, hiện đang là nhân vật chủ chốt trong mảng bán lẻ của tập đoàn. Xét về tuổi tác, Tos là người con ít tuổi nhất trong số 8 người con của ông Samrit, nhưng lại đang nắm giữ vị trí rất cao trong tập đoàn.

Là một người ít nói, cứng rắn và có khả năng học cực kỳ nhanh chóng, vị tỷ phú 44 tuổi đã đưa Central Group trở thành "kẻ tàn nhẫn", vì những thương vụ nhượng quyền thương mại và thâu tóm các nhãn hiệu sinh lời. Tập đoàn này sở hữu rất nhiều thương hiệu, từ những cửa hàng địa phương, siêu thị Family Mart, tới chuỗi cửa hàng bán đồ dùng văn phòng OfficeMate, vật liệu xây dựng và cả trong ngành y tế...

Tại Central Group, tất cả những nhân sự cao cấp trong tập đoàn đều là thành viên trong gia đình Chirathivat. Có thể nói, Central Group là một tập đoàn gia đình – theo đúng nghĩa đen. Theo nhiều thông tin, hiện có khoảng 150 người trong gia tộc này đang làm việc tại tập đoàn.

Song song với việc bổ nhiệm ông Tos vào vài trò CEO tập đoàn, Central Group cũng tiến hành tái cơ cấu. 5 lĩnh vực chủ chốt, bao gồm bán lẻ, phát triển bất động sản, bán buôn, khách sạn và nhà hàng đã được chia ra cho 8 công ty riêng biệt. Đây là lần tái cơ cấu sâu rộng nhất của tập đoàn trong vòng 30 năm qua để đảm bảo tập đoàn sẽ hoạt động hiệu quả hơn và cạnh tranh tốt hơn.

Chỉ riêng mảng bán lẻ lại được chia nhỏ ra thành 4 phần, bao gồm trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi. Mỗi mảng kinh doanh lại có một giám đốc điều hành riêng để quyết định hoạt động kinh doanh. Các vấn đề lớn sẽ được thảo luận tại một ủy ban điều hành, trong đó tất cả các CEO ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề. Ủy ban này họp ít nhất 25 lần mỗi năm.

Dưới sự lãnh đạo của cả một gia đình, Central Group đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là tích cực mở rộng ra nước ngoài. Thực tế, ngoài mảng kinh doanh khách sạn, Central Group mới bắt đầu mở rộng ra ngoài Thái Lan vài năm trở lại đây.

Năm 2011, tập đoàn này mở trung tâm ngoài Thái Lan đầu tiên tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và tới năm 2014 này mới mở một trung tâm khác tại Jarkata, Indonesia.

Ông chủ 71 tuổi Charoen Sirivadhanabhakdi của Berli Jucker hiện là người giàu thứ hai tại Thái Lan, với tổng tài sản 10,4 tỷ USD. Là ông chủ của TCC Holdings, tên tuổi tỷ phú này gắn với những thương hiệu hàng đầu thế giới như ThaiBev, Fraser&Neave, và cả đội bóng của giải ngoại hạng Anh - Everton - trong vai trò nhà tại trợ lâu năm.

Vị tỷ phú này bắt đầu khởi nghiệp từ một doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn. Năm 1995, tỷ phú Charoen chính thức sáng lập lên hãng bia ThaiBev với thương hiệu bia Chang nổi tiếng. Chỉ sau 5 năm gia nhập thị trường, Chang chiếm thị phần tới 60% trên thị trường Thái Lan.

Ngoài ThaiBev hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, dưới trướng tỷ phú Charoen còn có 2 tên tuổi lớn là Berli Jucker hoạt động đa ngành (đồ uống, sản xuất lon, chai thuỷ tinh, bán lẻ, cửa hàng tiện lợi…) và TCC Land hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Charoen có 5 người con. Hiện tại, con trai ông, Thapana Sirivadhanabhakdi là Giám đốc điều hành tại ThaiBev, con gái Wallapa là Giám đốc điều hành của TTC Land. Con trai út của ông, Panote Sirivadhanabhakdi là thành viên Hội đồng quản trị của F&N.

"So găng" 2 tỷ phú Thái muốn mua lại BigC Việt Nam - 2

Tỷ phú Tos Chirathivat, gương mặt sáng giá nhất trong thế hệ thứ 3 của gia tộc Chirathivat.

"Cuộc chiến" của 2 tỷ phú Thái tại thị trường Việt

Bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1993, thông qua các khoản đầu tư tại đây có thể thấy tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đang dành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường trong nước.

BJC - đối tác từng đứng ra đàm phán mua lại Metro Việt Nam - trước đó, đã mua lại 65% cổ phần của Phú Thái Group – một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng. Năm 2013, BJC đã mua lại cổ phần của đối tác nhật trong chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart và đổi tên thành B'smart với tổng cộng 94 cửa hàng trên khắp cả nước.

Trước đó, BJC đã xuất hiện từ khá lâu và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chai thủy tinh, lon đựng đồ uống tại Việt Nam. BJC còn có một nhà máy sản xuất giấy vệ sinh Cellox và dây chuyền sản xuất đậu phụ ICHIBAN.

Tập đoàn của tỷ phú Charoen thông qua công ty con của mình là TTC Land cũng là chủ sở hữu khách sạn Melia Hà Nội. Trong vòng vài năm trở lại đây, Melia luôn đạt doanh thu trên 20 triệu USD và lợi nhuận trước thuế khoảng 10 triệu USD.

Điều đặc biệt, không chỉ sở hữu hai tòa tháp khách sạn Melia, tỷ phú Thái còn sở hữu hai khách sạn khác tại Hà Nội là Fraser Suites và cao ốc văn phòng tại TPHCM Melinh Point Tower.

Năm ngoái, Thaibev thuộc BJC cũng từng tỏ rõ ý định mua lại cổ phần (dự kiến là 53%) tại hãng bia Sài Gòn (Sabeco) khi công ty này thực hiện kế hoạch cổ phần hóa.

Ngoài ra, Fraser&Neave (F&N) hiện là cổ đông nước ngoài lớn nhất và đối tác chiến lược khi sở hữu 11% cổ phần của Vinamilk – tương ứng lượng cổ phiếu trị giá hơn 750 triệu USD. Mới đây, sau khi SCIC công bố kế hoạch thoái toàn bộ 45% cổ phần sở hữu tại Vinamilk, F&N được cho là một trong những ứng viên sáng giá. Truyền thông từng loan tin về việc F&N gửi đề nghị chào mua cổ phần Vinamilk nhưng F&N đã bác bỏ thông tin này ngay sau đó.

BJC đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chai thủy tinh, lon đựng đồ uống. Năm 2013, BJC bắt đầu thực hiện M&A, khi bỏ gần 40 triệu USD mua lại cổ phần chi phối hãng sản xuất đậu phụ ICHIBAN và Thái An, một doanh nghiệp bán lẻ ở miền Bắc.

Tiếp đó, "ông lớn" này hất Family Mart khỏi liên doanh Family Mart - Phú Thái và nhảy vào thế chân. Sau thương vụ này, các cửa hàng tiện lợi của Family Mart liên doanh với Phú Thái đều bị đổi tên thành B'mart.

Mới đây, BJC cũng trở thành cái tên được truyền thông Việt Nam và Thái Lan liên tục nhắc đến, khi là đơn vị theo đuổi mua mua bán chuỗi siêu thị bán buôn hàng đầu Metro từ tay tập đoàn mẹ của Đức, với mức giá hơn 850 triệu USD.

Riêng TTC Land, tập đoàn chuyên đi thâu tóm bất động sản của tỷ phú người Thái cũng có tài sản tại Việt Nam. Thông qua công ty con SAS Trading Ltd, TTC Land hiện nắm giữ 65% cổ phần của khách sạn 5 sao Melia Hà Nội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN