Sợ "cá mập nuốt chửng", chàng trai chấp nhận đề nghị đầu tư
Nhờ cách ăn nói thuyết phục, tư duy có hệ thống, chàng trai sáng lập ra chuỗi Talks Café 100% English đã nhận được mức đầu tư là 5 tỷ đồng cho 45%, cao hơn gấp 2.5 lần dự định ban đầu. Đây là thương vụ thứ 2 kêu gọi đầu tư thành công trong tập 8 Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ.
Chuỗi Talks Café 100% English là mô hình khởi nghiệp của nhà sáng lập Minh Quyền với lời mời đầu tư 2 tỷ đổi lấy 20% cổ phần. Theo Minh Quyền, điểm nhấn của chuỗi nằm ở việc kết hợp mô hình café phục vụ sáng đến chiều và dạy tiếng Anh vào buổi tối, với quy mô 5 người/ lớp , dành cho những người có độ tuổi từ 18-40.
Học phí dựa vào sự chuyên cần của từng người, người nào chăm đi học thì giá sẽ rẻ, chỉ từ 65.000-85.000 đồng/buổi. Đặc biệt, học viên sẽ lựa chọn được lịch học. Theo người sáng lập, điều này giải quyết được 3 vấn đề: giá rẻ, chất lượng và sự linh động cho mọi người.
Startup Minh Quyền nói về mô hình kinh doanh Talks Café 100% English.
Về chất lượng giáo viên, Minh Quyền cho rằng người dạy ở chuỗi Talks Café 100% English của anh phải đủ 3 tiêu chuẩn: theo học hoặc tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, có TOEIC 800 trở lên và đạt IELT 6.0 trở lên. Hơn nữa, anh là giảng viên về kỹ năng nên khi phỏng vấn sẽ nhìn nhận được cách dạy của từng người. Qua vòng phỏng vấn, tất cả giáo viên phải được training 2 tuần đứng lớp, chuẩn bị giáo án và dạy thử.
Ngoài ra, Minh Quyền cũng mời thêm các giáo viên nước ngoài tham gia trong quá trình giảng dạy. Theo đó, học viên sẽ được nói chuyện với các giáo viên nước ngoài khoảng 20 phút/buổi và mỗi buổi sẽ là một giáo viên một nước khác nhau. Nếu học viên không hiểu thì sẽ có giáo viên Việt Nam phiên dịch.
Startup cũng khẳng định cả nước chưa có hệ thống hay trung tâm tiếng anh nào có 5 người/lớp, có thể tương tác với nhau và với giáo viên mà giá lại rẻ, chất lượng như vậy. Anh cũng cam kết học viên theo học 1 năm là có căn bản, ngữ pháp, giao tiếp tốt.
Nói về doanh thu, Minh Quyền cho biết hiện có 2 quán. Một quán hoạt động được 6 tháng, thu về là 105 triệu đồng/tháng (30 triệu từ café, 75 triệu từ dạy tiếng Anh) và lợi nhuận sau khi khấu hao là 15 triệu đồng. Còn quán kia mới mở được 2 tháng thì đang lỗ 5 triệu đồng tiền mặt và 10 triệu đồng tiền khấu hao. Người sáng lập mô hình này cũng chia sẻ dự định sẽ mở quán tiếp theo trong 2 tuần tới.
Startup nói rõ dự định, kế hoạch kinh doanh để thuyết phục các nhà đầu tư.
Tiết lộ lý do thành lập mô hình này, anh cho rằng bản thân là giáo viên đi giảng dạy các trường đại học, cao đẳng nên anh biết được sinh viên thiếu kỹ năng mềm và kém về tiếng Anh. Vì vậy, anh quyết định mở mô hình bán café kết hợp với dạy tiếng Anh để tiết kiệm chi phí tối đa, học phí thấp nhất cho học viên. Điều này sẽ giúp cho sinh viên và công nhân viên ở Việt Nam có môi trường học tiếng Anh giá rẻ và chất lượng từ đó có thể giao tiếp loại ngôn ngữ này tốt nhất.
Dù thấy có tiềm năng, shark Thủy vẫn bày tỏ sự lo lắng về tương lai của mô hình này: “Mô hình mới, chưa có rào cản nào, giáo viên thì hoàn toàn đi thuê, giáo trình tự soạn… Vậy khi có đối thủ cạnh tranh mở giống em thì mô hình của em có lợi thế gì đặc biệt?”. Hơn nữa, khi mở thêm cơ sở thì giáo viên chất lượng có đủ đáp ứng?
Hiểu được sự quan ngại này, Minh Quyền khẳng định tất cả trung tâm tiếng Anh trên cả nước không làm được lớp 5 người mà học phí thấp như vậy. Vì họ phải thuê một ngôi nhà và học theo thời gian cố định. Còn mô hình của anh, anh tận dụng bán café ban ngày để kiếm thêm thu nhập chi trả tiền nhà, điện nước, gửi xe… Đặc biệt, học viên có thể lựa chọn lịch học theo thời gian rảnh.
Về vấn đề giáo viên giảng dạy, anh cho biết việc lựa chọn ca làm việc đã khiến các giáo viên tại các trung tâm tìm đến mong muốn hợp tác nhiều và anh cũng đi ký kết với các trường có khoa ngoại ngữ để chọn lọc các sinh viên giỏi. Trong tương lai, anh mong muốn sẽ mở rộng mô hình này tại hơn 450 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Minh Quyền nhận định địa điểm bán trà sữa kết hợp dạy tiếng Anh lại gần trường học sẽ phát triển rất nhanh, thu lợi nhuận cao.
Các shark đều cho rằng mô hình này tiềm năng và tin tưởng startup thành công trong tương lai.
Thấy thích thú với cách suy nghĩ về thị trường cùng với cách giải quyết vấn đề, shark Linh đưa ra lời đề nghị đầu tư 2 tỷ đổi lấy 30% cổ phẩn. Với điều kiện startup phải hoàn thiện KPI đặt ra mới đưa nốt nửa còn lại.
Cho rằng startup có tư duy hệ thống, có tổ chức và tin startup sẽ thành công, tuy nhiên mô hình giáo dục trái với hệ sinh thái kinh doanh của mình, shark Phú và shark Hưng quyết định không đầu tư. Tương tự, shark Dũng cũng xin rút khỏi thương vụ này.
Trái ngược hoán toàn, shark Thủy lại tỏ ra rất hứng thú: “Anh thích sự thông minh của em, anh cảm thấy hứng thú nên quyết đinh đầu tư 5 tỷ cho 51%”. Đồng thời, “cá mập” này còn thách thức startup: “Em không là người của anh, thì anh sẽ là đối thủ của em”.
Muốn đầu tư đến cùng, shark Linh chiêu dụ bằng cách đưa ra phương án là Minh Quyền nhận đầu tư của mình trước, sau khi phát triển công ty lên một mức độ nhất định rồi quay lại chào mời đầu tư với phía shark Thủy.
Bằng tài thương thuyết khéo léo, startup nhận mức đầu tư gấy 2,5 lần dự định.
Tuy nhiên, Minh Quyền đề nghị shark Thủy nên cân nhắc lại tỷ lệ cổ phần, để startup có thể quyết định. Đó là 5 tỷ đồng đổi lấy 45%, giải ngân theo tiến độ và shark sẽ đưa KPI startup thực hiện hoăc sẽ cam kết trong vòng 2 năm đầu tiên không lấy lợi nhuận để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Sau đó, shark có thể tiếp tục giải ngân.
Bằng những lời lẽ khéo léo và đầy tính thuyết phục, shark Thủy chấp nhận mức đầu tư là 5 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần.
Tập 8 Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ vừa diễn ra đầy kịch tính với sự xuất hiện của startup khiến các “cá...