“Siêu ủy ban” 2,3 triệu tỷ sẽ không can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp

Mục tiêu của việc lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là xóa bỏ tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi,” hay nói cách khác là tách quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh. Cơ quan này sẽ chỉ giám sát và không can thiệp vào hoạt động hàng ngày doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh khẳng định điều trên tại phiên họp báo Chính phủ tối 1/10.

Theo ông, ủy ban mới được thành lập sẽ thay mặt Nhà nước giám sát vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có được sử dụng hiệu quả không, nguy cơ thất thoát không.

Ông nhấn mạnh, ủy ban không phải là “người” sử dụng vốn và không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vị này dẫn lời của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải có cơ quan chuyên nghiệp giám sát vốn chứ không chỉ là mệnh lệnh hành chính. 

Việc này bắt nguồn từ thực tế, việc giám sát tại các doanh nghiệp Nhà nước hiện không thường xuyên và không có cơ quan chuyên trách.

Ông tiết lộ, Ủy ban đang có kế hoạch ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) để giám sát hoạt động doanh nghiệp một cách thường xuyên.

“Siêu ủy ban” 2,3 triệu tỷ sẽ không can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp - 1

Siêu ủy ban không phải là đơn vị sử dụng vốn và không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước đó, theo quyết định, 19 doanh nghiệp được chuyển giao về Siêu Ủy ban bao gồm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cùng 18 tập đoàn, tổng công ty thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài.

Trong số này có 7 tập đoàn lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

11 tổng công ty còn lại gồm Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Tổng kết báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2017, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu Nhà nước cùa 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao về Siêu Ủy ban đạt trên một triệu tỷ đồng, với tổng giá trị tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng.

Chân dung Phó Chủ tịch “Siêu Ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ vốn Nhà nước

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN