Rút môi giới 3 CTCK và những câu hỏi

Sau khi giải quyết dứt điểm với khách hàng, liệu các CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới có còn chịu những quy định gắt gao về tỷ lệ an toàn tài chính?

Ngày 26/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đồng loạt ra quyết định rút nghiệp vụ môi giới đối với 3 CTCK là Đông Dương, Trường Sơn và Hà Nội. Sau động thái này, thị trường đặt ra nhiều câu hỏi, muốn được UBCK giải đáp.

Đến thời điểm này, 3 CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới đã giải quyết dứt điểm các thỏa thuận liên quan đến khách hàng chưa? CTCK hoạt động ra sao sau khi bị rút nghiệp vụ môi giới? UBCK kiểm tra, giám sát các CTCK này như thế nào?… Đây là những câu hỏi mà thị trường, NĐT đặt ra sau quyết định rút nghiệp vụ môi giới đối với 3 CTCK của UBCK.

Trao đổi với PV, lãnh đạo UBCK cho biết, về cơ bản, 3 CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới đã hoàn tất chuyển tài khoản của khách hàng sang các CTCK khác. Bởi vậy, hoạt động giao dịch của NĐT đảm bảo diễn ra bình thường. Các thỏa thuận còn lại với khách hàng đang được 3 CTCK giải quyết nốt. Các quá trình này diễn ra đều được Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký, UBCK giám sát chặt chẽ trong thẩm quyền của mình. Khi nhận được ý kiến khiếu nại của NĐT, các đơn vị chức năng của UBCK như Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, Thanh tra… sẽ xử lý theo quy định.

Theo lãnh đạo UBCK, sau khi bị rút nghiệp vụ môi giới, CTCK vẫn triển khai các nghiệp vụ còn lại bình thường. Riêng hoạt động tự doanh, UBCK vừa có hướng dẫn các CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới được mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại CTCK khác, để tiến hành giao dịch cho chính mình.

Có ý kiến thắc mắc, sau khi giải quyết dứt điểm các thỏa thuận với khách hàng, liệu các CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới có còn chịu những quy định gắt gao về tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BCT? Lãnh đạo UBCK cho biết, đúng là các CTCK bị rút nghiệp vụ môi giới khi rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính, thì ít gây rủi ro cho khách hàng, nhưng vẫn gây rủi ro cho thị trường. Hơn nữa, theo quy định tại Thông tư 226, tỷ lệ an toàn tài chính áp dụng đối với CTCK, chứ không áp dụng riêng đối với từng nghiệp vụ hoạt động của CTCK. Do vậy, tuy không còn cung cấp nghiệp vụ môi giới, nhưng các CTCK vẫn phải tuân thủ các chỉ tiêu an toàn tài chính.

Liên quan đến sức khỏe tài chính của các CTCK, câu hỏi thị trường đang đặt ra là 7 CTCK trong diện kiểm soát đặc biệt đang làm gì để thoát ra khỏi diện kiểm soát này? Đại diện UBCK cho hay, các CTCK trong diện kiểm soát đặc biệt đang triển khai nhiều biện pháp để cải thiện sức khỏe tài chính như: tăng vốn điều lệ, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh… Khi nào các đơn vị này đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định tại Thông tư 226, UBCK sẽ đưa các CTCK ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt, ngược lại sẽ bị phá sản, đóng cửa hoạt động…

Căn cứ vào chỉ tiêu an toàn tài chính mà định kỳ hàng tháng các CTCK báo báo UBCK, sắp tới có thêm CTCK nào bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt? Lãnh đạo UBCK chia sẻ, theo quy định của Thông tư 52/2012/TT-BTC, các CTCK chuẩn bị phải đồng loạt công bố chỉ tiêu an toàn tài chính tháng 6 có kiểm toán. Trên cơ sở thông tin này, UBCK sẽ công bố danh sách các CTCK bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, nếu không đảm bảo chỉ tiêu an toàn chính theo quy định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Hòe ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN