Quỹ đất nhà xã hội: Đua nhau phạm luật

Thị trường nhà ở xã hội có xu hướng nóng lên cũng kéo theo những vấn đề mới về quản lý và sử dụng quỹ đất. Thực tế, nhiều dự án đã chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất dành cho nhà ở xã hội.

Chủ đầu tư “né” luật

 

Theo Nghị định Phát triển và quản lý nhà ở xã hội, các dự án nhà ở, khu đô thị mới từ 10 ha trở lên phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra tình hình sử dụng quỹ đất 20% để xây dựng NƠXH tại 12 (trừ 1 dự án thuộc Hà Tây cũ) dự án nhà ở và khu đô thị Hà Nội của Bộ Xây dựng, nhiều dự án đã chuyển đổi sai mục đích sử dụng quỹ đất này.

Các dự án kiểm tra gồm: Dự án Cầu Bươu tại Thanh Trì do Cty Kinh doanh phát triển nhà HN đầu tư; dự án Hạ Đình tại Thanh Xuân do Cty Xây dựng lắp máy điện nước đầu tư; dự án Cầu Diễn thuộc dự án thành phố giao lưu do Tổng Cty CP ĐTXD Vigeba đầu tư; Dự án Tây Nam Linh Đàm do HUD đầu tư, Dự án Giang Biên tại Việt Hưng, Long Biên do Cty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng đầu tư.

Quỹ đất nhà xã hội: Đua nhau phạm luật - 1

Nhiều dự án khu đô thị tại Hà Nội vi phạm quy định về diện tích dành cho nhà ở xã hội. Ảnh: Như Ý.

Dự án khu nhà ở Cầu Diễn do CTCP tư vấn và đầu tư xây dựng phát triển đô thị HN đầu tư; dự án Trung Văn (Từ Liêm) do CTCP Đầu tư xây dựng HN đầu tư; dự án Đại Kim mở rộng do Công ty kinh doanh phát triển nhà HN đầu tư; dự án Sài Đồng (Long Biên) của Hanco3; dự án Cổ Nhuế do Nam Cường đầu tư; dự án Việt Hưng do HUD đầu tư; dự án Bắc An Khánh của Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng số căn hộ NƠXH đThị trường nhà ở xã hội có xu hướng nóng lên cũng kéo theo những vấn đề mới về quản lý và sử dụng quỹ đất. Thực tế, nhiều dự án đã chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất dành cho nhà ở xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, việc sử dụng quỹ đất để xây dựng NƠXH phần lớn không đúng mục đích (trong 11 dự án chỉ có 3 dự án triển khai xây dựng NƠXH; 3 dự án đã cho chuyển đổi sang xây dựng nhà ở tái định cư và 3 dự án cho phép chuyển đổi sang nhà ở thương mại hoặc đấu giá quyền sử dụng đất).

“Thậm chí, các chủ đầu tư ít quan tâm đến giải phóng mặt bằng phần diện tích để xây dựng NƠXH. Hiện còn 11 lô đất dành để xây dựng NƠXH trong các dự án với diện tích khoảng 8,696 ha nhưng mới giải phóng mặt bằng được 4 lô đất, với diện tích 5,601 ha. Còn 7 lô đất, với diện tích 3,095 ha chưa được giải phóng mặt bằng”, ông Nam nói.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng cho rằng, quy định về quỹ đất dành cho NƠXH chưa chặt chẽ là “kẽ hở” giúp chủ đầu tư “né” quỹ đất này. Các cấp phê duyệt quy hoạch xây khu đô thị không quy định rõ phần nào dành xây NƠXH nên chủ đầu tư thường dành những phần đất có vị trí không đẹp, chưa giải phóng mặt bằng giao cho thành phố.

Cùng đó hầu hết tiền thu từ quỹ đất này không được sử dụng cho phát triển NƠXH mà dùng cho các công trình hạ tầng khác.

Đổi đất lấy… tiền?

Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, hiện nay phân khúc NƠXH đang thiếu so với yêu cầu. Trong khi đó, một nghịch lý trong xây dựng là vốn cho NƠXH có từ gói 30.000 tỷ đồng thì hiện quỹ đất cho phân khúc này đang thiếu.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, việc dành ra 20% quỹ đất là cần thiết, nhưng nên xem xét đối với từng dự án, có thể quy đổi thành một khu đất khác, hoặc quy đổi ra tiền và chủ đầu tư phải nộp số tiền đó. Số tiền đó được dùng để thực hiện NƠXH ở địa điểm khác.

Một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản miền Bắc (xin giấu tên) chia sẻ, đa số quỹ đất khu đô thị trong thành phố đều thuộc về các Tổng Cty Nhà nước nên việc doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng NƠXH không có đất làm.

Cũng trong cuộc họp với Ban chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, định hướng quy hoạch là rất rõ. Việc xây khu NƠXH xen lẫn khu thương mại nhằm tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng các hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo ra sự công bằng xã hội.

“Đây là vấn đề có ý nghĩa nhân văn vì thế Chính phủ kiên quyết không thực hiện việc hoán đổi quỹ đất 20% vì muốn thực hiện chủ trương này”, Phó Thủ tướng cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN