“Ông lớn” ngân hàng “hủy diệt” Phố Wall
“Ông lớn” trong làng tài chính Mỹ JPMorgan khiến Phố Wall chìm trong sắc đỏ.
Cổ phiếu ngân hàng đã nhấn chìm Phố Wall sau báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của JPMorgan. Việc “ông lớn” trong làng tài chính Mỹ JPMorgan (JPM) Chase & Co. thông báo khoản lỗ 2 tỷ USD được xem là sự kiện nổi bật nhất trên Phố Wall.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số Dow Jones giảm 34,44 điểm, tương ứng 0,27%, chốt phiên ở mức 12.820,60 điểm. Trong số 30 cổ phiếu đang niêm yết tại đây, dẫn đầu mức tăng điểm là cổ phiếu của hãng Verizon với 1,5%, dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu của ngân hàng JP Morgan dẫn đầu mức giảm điểm với 9,3%.
Chỉ số S&P 500 giảm 4,60 điểm, tương ứng 0,34%, đóng cửa ở mức 1.353,39 điểm.
Chỉ số Nasdaq tăng 0,18 điểm, tương ứng 0,01%, dừng ở mức 2.933,82 điểm. Như vậy, chỉ số này vẫn cách xa ngưỡng 3.000 điểm quan trọng.
Tính cả tuần, chỉ số Dow Jones để mất 1,67%, chỉ S&P 500 giảm 1,15%, chỉ số Nasdaq giảm 0,76%.
Chỉ số CBOE Volatility Index, VIX, chỉ số đo mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư, tăng lên sát mức 20 điểm.
Có khoảng 6,47 tỷ cổ phiếu được trao tay trên cả 3 sàn giao dịch New York, America Exchange và Nasdaq. Khối lượng này đã cao hơn so với mức bình quân 6,8 tỷ cổ phiếu tính từ đầu năm đến nay.
Với khoản lỗ khổng lồ 2 tỷ USD, JPMorgan đang "hủy diệt" Phố Wall.
Theo thống kê của Reuters, 66,2% trong 453 công ty đã báo cáo kết quả kinh doanh quý trên chỉ số S&P 500, công bố lợi nhuận vượt dự báo của các chuyên gia phân tích. Con số này thấp hơn so với mức bình quân 68% của 4 quý gần đây.
JPMorgan Chase & Co (JPM.N), ngân hàng lớn nhất của Mỹ xét về tổng tài sản đã đạt khối lượng giao dịch kỷ lục dù giảm tới 9,3% xuống 36,96 USD. Ngân hàng này đã thất bại trong chiến lược mạo hiểm. Hãng ước tính các đơn vị kinh doanh với danh mục đầu tư sẽ mất 800 triệu USD trong quý hiện tại. Trước đó, ngân hàng dự báo các đơn vị sẽ tạo ra lợi nhuận 200 triệu USD. Thông tin của JPM lại gây áp lực lên khối tài chính khiến chỉ số KBW bank, KBX giảm 1,2%.
JPMorgan khiến hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác “vạ lây”. Cổ phiếu của Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley đều giao dịch ở mức thấp. Trong khi FBR và Stifel cắt giảm tỷ lệ nắm giữ.
Sự ảnh hưởng của JPM sẽ không dừng lại ở đây. Tim Ghriskey, người giám sát 2 tỷ USD của Solaris Group in Bedford Hills, New York nhận xét: “JPMorgan sẽ trở thành vấn đề chính trị. Sự kiện này sẽ tạo ra hàng loạt quy định mới áp cho hệ thống ngân hàng”.
Todd Schoenberger, quản lý của The BlackBay Group. nhận định: “Tác động từ hệ thống tài chính sẽ lan tỏa sang nền kinh tế. Điều này sẽ gây nên một tuần hỗn loạn. Tôi không hiểu làm thế nào mà nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia thị trường lúc này”.
Bên cạnh JPMorgan, Cisco cũng là gương mặt đáng chú ý khi tiếp tục giảm mạnh với đà giảm 14% xuống 16,51 USD.
Trước phiên giao dịch tuần này, cổ phiếu ngành công nghệ và tài chính được xem là nhà dẫn dắt thị trường khi nhảy tới 15% và 16%.
Trong khi đó, mặc dù châu Âu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc nhưng thị trường chứng khoán châu Âu lại tăng nhẹ. Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,4%, đóng cửa ở mức 251,97 điểm. Chỉ số FTSEurofirst 300, chỉ số của các cổ phiếu bluechip tại khu vực châu Âu, tăng 0,3% lên mức 1.022,31 điểm.
Chỉ số FTSE của thị trường Anh tăng 31,57 điểm, tương ứng 0,57% chốt ở mức 5.575,52 điểm. Chỉ số chứng khoán của Đức, DAX 30 tăng 61,93 điểm, tương ứng 0,95%, đóng cửa ở mức 6.579,93 điểm.
Ở chiều ngược lại, tại Hi Lạp, chỉ số chứng khoán AGI quay đầu giảm tới 4,5%, mức giảm tồi tệ nhất trong số các chỉ số chứng khoán cùng khu vực, về mức 611,96 điểm. Đây là mức điểm thấp nhất tính từ cuối năm 1992.
Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha đã đảo chiều giảm 0,7% về mức 6.995,60 điểm. Chỉ số chung của Pháp - CAC 40 giảm 0,40 điểm, tương ứng 0,01% đóng cửa ở mức 3.129,77 điểm.
Tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này đã yêu cầu các ngân hàng trích lập 30 tỷ euro (tương đương với 38,8 tỷ USD) để dự phòng các khoản nợ vay bất động sản và yêu cầu một bản phân tích độc lập về khả năng nợ của các ngân hàng.