Nợ xấu gây nghẽn tín dụng

Cuối tháng 2/2012, nhiều ngân hàng thương mại háo hức đón chờ hạn mức tín dụng được cấp bao nhiêu thì nay lại hờ hững với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép vượt chỉ tiêu này bấy nhiêu. Lý do, nhiều ngân hàng đang không tìm được khách hàng tốt để cho vay.

Muốn tăng tín dụng để đạt chỉ tiêu GDP trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã công bố cho các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã cấp. Nhưng, trong bối cảnh cho vay khó khăn, theo các ngân hàng (NH) điều này khó thành hiện thực.

Không biết giải vốn vào đâu

Theo NHTM cổ phần Phương Đông (OCB), tình hình cho vay khó khăn nên họ phải từng ngày tìm kiếm khách hàng tốt. “Chúng tôi đến tận nơi để làm việc với các doanh nghiệp (DN) tốt, nhưng không phải DN nào cũng muốn vay”, ông Phạm Linh, Phó Tổng giám đốc phụ trách khách hàng DN OCB, nói. Hơn 6 tháng đầu năm 2012, OCB mới chỉ tăng trưởng tín dụng chưa đầy 4%.

Tình hình cũng tương tự ở nhiều NH khác như ACB, Eximbank, Dongabank... và không ngoại trừ cả những NHTM cổ phần nhà nước như Vietcombank, Agribank. Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng của Vietcombank, cho biết, đến hiện tại Vietcombank mới chỉ tăng trưởng tín dụng 3,5%, trong khi hạn mức tăng trưởng trong năm 2012 mà NHNN cấp trước đó là 15%. “Chúng tôi đang lo từ đây đến hết năm 2012, chỉ còn hơn 5 tháng nữa, không biết có tăng tín dụng lên được 10% hay không, nên cũng không cần thêm hạn mức làm gì”, ông Tuân chia sẻ. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, cũng cho biết: “Chúng tôi không xin cấp thêm vì mức hiện tại đã khó “xài” hết rồi. Hiện nay không cho vay được, chúng tôi không biết giải vốn vào đâu”.

Theo phân tích khách hàng của Vietcombank, phần khách hàng có xếp hạng kém đang tăng nhanh, các chỉ số số hoạt động của DN như vốn, hàng tồn kho, cân nợ, lợi nhuận đều đi xuống. “Hầu như ngành nào cũng đi xuống, ngay cả những ngành như thủy sản, lương thực vốn có xếp hạng đỡ hơn, hiện còn đi xuống nữa là những ngành khác. NH đang cân nhắc có nhất thiết phải tăng trưởng tín dụng hay không, khi cho vay ra có thể ôm nợ xấu về”, ông Tuân cho biết.

Nợ xấu gây nghẽn tín dụng - 1

Cứu DN, cứu GDP lúc này không chỉ có nới thêm room tín dụng.

Phải cứu DN “làm được”

Nhiều NHTM cho biết, chỉ còn 5 tháng nữa năm tài chính 2012 sẽ kết thúc, nhưng mỗi tháng họ không thể đẩy tín dụng tăng khoảng 2% được nếu tình hình kinh tế như hiện tại. Cũng theo các NHTM, nếu đẩy nhanh tín dụng mà không quan tâm đến nợ xấu, nhiều khả năng lạm phát sẽ là nỗi lo mới trong những tháng cuối năm 2012. Vì thế, việc NHNN cho phép các NHTM được tăng trưởng thêm tín dụng với mục đích cứu DN, cứu GDP phải tính theo hướng khác.

Một chuyên gia trong ngành NH cho biết: “Việc giảm lãi suất, ưu đãi lãi suất, NHNN phải rọi đến tất cả DN. Phải làm ráo riết việc này, nhất là giảm lãi suất trung và dài hạn”. Do hiện nay, các DN chỉ dám giải ngân tín dụng mới để làm vốn lưu động chứ không dám vay đầu tư, bởi lãi suất trung và dài hạn vẫn quá cao. DN không sản xuất được, không đầu tư được thì không có hàng hóa nên có thể gây lạm phát. Và như vậy, việc cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NH cũng trở nên thừa thãi, bài toán tăng trưởng GDP đạt chỉ tiêu trong năm 2012 xem ra cũng khó khăn.

“Theo tôi, cái cần nhất là DN nào đang làm được thì phải rót vào đúng đối tượng để họ làm, giúp DN giảm giá thành sản phẩm và cũng để tăng thêm việc làm trên thị trường. Có như vậy bài toán GDP và lạm phát mới giải quyết được, và dòng tín dụng sẽ từ từ khơi thông, các DN không chỉ giải quyết được vấn đề vốn mà còn giải quyết được cả đầu ra...”, vị này cho biết.

NHNN tăng cường hỗ trợ DN

Sau khi tổ chức buổi tọa đàm giữa Ngân hàng – Doanh nghiệp – Các cấp chính quyền địa phương, ngày 23/7, NHNN tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài báo cáo các chương trình, sản phẩm tín dụng đang triển khai và dự kiến triển khai trong năm 2012, để tháo gỡ khó khăn cho DN và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm 2012. Mục đích việc này nhằm thực hiện tốt nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn tín dụng cho các DN. NHNN yêu cầu báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài phải cung cấp đầy đủ các thông tin về tên chương trình, sản phẩm; thời hạn triển khai thực hiện chương trình; đối tượng áp dụng; điều kiện tham gia; tổng hạn mức và lãi suất của chương trình


 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Phương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN