Nợ công tăng mà vẫn "đi nước ngoài nhiều quá"

Sự kiện: Họp Quốc hội

"Đoàn đi nước ngoài quá nhiều, quy hoạch treo... khiến nợ công tăng lên”, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nói trong phiên thảo luận tại tổ Quốc hội ngày 21/10.

Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại khoảng 26,2%.

Nợ công tăng mà vẫn "đi nước ngoài nhiều quá" - 1

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ công tăng đến mức báo động

Tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, từ trước đến nay, trong các báo cáo của Chính phủ luôn khẳng định nợ công ở ngưỡng an toàn dù những năm gần đây áp lực trả nợ có tăng lên và khả năng trả nợ là khó khăn.

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ công tăng đến mức báo động và đề nghị làm rõ nguyên nhân nợ công tăng trở lại.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nói: “Nợ đọng thuế, trốn thuế, chiếm đoạt thuế VAT ở nhiều nơi hàng ngàn tỷ; tham nhũng diễn biến phức tạp; chi hành chính, chi thường xuyên lớn, đoàn đi nước ngoài nhiều quá, quy hoạch treo... khiến nợ công tăng lên, kinh tế kém phát triển”.

Đại biểu Đương cho rằng, cần có giải pháp đảm bảo nợ công, bớt đầu tư chương trình không hiệu quả, đừng để công trình nào sau đó cũng đội vốn, chi vượt dự toán.

“Chi hết lấy gì đầu tư phát triển, phải quyết liệt khống chế chỉ tiêu này”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Vũ Viết Ngoạn (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho rằng, áp lực trả nợ trong mấy năm tới sẽ lớn. Vì vậy, cần phải có những biện pháp sớm để đảm bảo khả năng trả nợ.  

Đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn TP Hồ Chí Minh) lo lắng, nợ xấu kéo dài càng lây lan, càng nặng nề. Mục tiêu Chính phủ đề ra 2015 phải đưa nợ xấu xuống dưới 3% theo đại biểu Lịch là đúng, nhưng giải pháp là gì?

"Cần khai thông thị trường bất động sản, thị trường thế chấp, cần có Nghị quyết của Quốc hội để xử lý rốt ráo. Tôi trông chờ  Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này”, đại biểu Trần Du Lịch nói.

Trong khi đó, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) bày tỏ: “Kinh tế Việt Nam khỏe không ra khỏe, yếu không ra yếu, cứ “rề rề” thế này thì không biết bao giờ mới tăng trưởng được?”.

Theo đại biểu Trần Du Lịch, Việt Nam cần phát triển mạnh mới giữ vững được vị thế.

Ông dẫn chứng, trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam kém hơn nhóm ASEAN 4 nhiều. Do đó, theo đại biểu Lịch, Chính phủ cần có giải pháp đột phá hơn trong 2015.

"Việt Nam nên chỉ ra kênh tín dụng và đầu tư không hấp thụ được, cách làm nhiêu khê do nghẽn về hành chính, thủ tục, thành ra nguồn tiền đầu năm không giải ngân được, tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không giải quyết được.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận định tại phiên khai mạc Quốc hội: nợ công tăng nhanh, bội chi ngân sách còn cao. Tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì tỷ lệ trả nợ từ ngân sách Nhà nước hiện ở mức 26,2%, cao hơn so với mức 25% cho phép.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Họp Quốc hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN