Những nền kinh tế tốt nhất thế giới

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, dưới đây là những nền kinh tế được xếp hạng tốt nhất trên thế giới.

Luxembourg: Thu nhập đầu người tốt nhất thế giới

Tiêu chí đánh giá: GDP đầu người

Thống kê 2012: 106.958 USD

Những nền kinh tế tốt nhất thế giới - 1

Quốc gia châu Âu nhỏ bé Luxembourg mạnh mẽ ít nhất trên một khía cạnh: Quốc gia này có mức GDP/ đầu người cao nhất thế giới.

Với quy mô 55,9 tỷ USD, nền kinh tế Luxembourg thực tế khá nhỏ - nhưng dân số nước này cũng ở mức rất thấp, kéo theo con số GDP/ đầu người đạt 106.958 USD – con số chỉ bị thách thức bởi Qatar.

Luxembourg được xếp hạng tín nhiệm AAA với tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục cùng với lạm phát thấp. Khu vực tài chính và công nghiệp là thành tố chính trong nền kinh tế của quốc gia này và người dân Luxembourg được hưởng thụ một trong những điều kiện sống cao nhất trên thế giới.

Tuy vậy, Luxembourg vẫn có một số điểm yếu. Gần 60% lực lượng lao động là người nước ngoài và chính sách thuế dễ dãi của nước này đã khiến cộng đồng quốc tế phải lưu tâm.

Madagascar: Nợ công thấp nhất

Tiêu chí đánh giá: Nợ công

Thống kê 2012: 5%

Những nền kinh tế tốt nhất thế giới - 2

Quốc đảo Madagasca, nằm ở vùng bờ đông của châu Phi, là quốc gia có mức nợ công thấp nhất trên thế giới tính theo tỷ lệ %GDP.

Nợ của quốc gia này được IMF ước tính sẽ tương đương với 5% quy mô của nền kinh tế tính tới cuối năm nay so với tỷ lệ 107% của Mỹ, 68% của Ấn Độ và thậm chí 236% của Nhật Bản.

Tuy nhiên, những tiêu chí đánh giá khác lại chỉ ra nền kinh tế Madagasca đang vấp phải những khó khăn thực sự. GDP đầu người của quốc đảo này chỉ đạt 470 USD và nền kinh tế Madagasca được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 3% trong năm nay.

Mỹ: Nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tiêu chí đánh giá: GDP

Thống kê 2012: 15,6 nghìn tỷ USD

Những nền kinh tế tốt nhất thế giới - 3

Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ được dự báo sẽ chạm mức 15,6 nghìn tỷ USD trong năm 2012, khẳng định vị thế nền kinh tế lớn nhất thế giới của quốc gia này.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi vượt qua được Nhật Bản, cũng chỉ ước tính đạt GDP 7,9 nghìn tỷ USD trong năm nay, tương đương hơn một nửa nền kinh tế Mỹ. Nhưng ngay cả với mức tăng trưởng hàng năm từ 7 – 10%, sẽ mất nhiều thập kỷ trước khi sản lượng nền kinh tế Trung Quốc đạt tới mức độ của nền kinh tế Mỹ.

Tất nhiên, kinh tế Mỹ đang đối mặt với những thách thức đáng chú ý. Quốc gia này đã phục hồi chậm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thị trường lao động vẫn ở mức yếu ớt và khu vực nhà đất sẽ cần nhiều năm để phục hồi từ bong bóng vừa qua.

Libya: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất

Tiêu chí đánh giá: Tăng trưởng GDP

Thống kê 2012: 76%

Những nền kinh tế tốt nhất thế giới - 4

Tăng trưởng kinh tế tốc độ cao của Libya không xuất phát từ một kế hoạch thông minh, sự bùng nổ nguồn lực hay một chính phủ hiệu quả. Thay vào đó, mức tăng trưởng GDP dự kiến 76% trong năm 2012 của quốc gia Bắc Phi này chỉ khả thi nhờ vào chiến tranh.

Thực tế, hầu hết những quốc gia được xếp vào nhóm tăng trưởng nhanh nhất trong danh sách của IMF đều thuộc khu vực xảy ra xung đột. Sierra Leone, nằm trong cuộc nội chiến khốc liệt, đã được dự báo tăng trưởng 35,8% trong năm 2012. Iraq (11,1%) và Afghanistan (7,2%) cũng nằm trong tình trạng tương tự.

Mức tăng trưởng chóng mặt của Libya đến nhờ việc phục hồi sản lượng dầu mỏ, vốn sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2011 bởi cuộc nổi dậy của phiến quân.

Trước năm 2011, sản lượng dầu mỏ đóng góp hơn 70% GDP. Nhưng khi phiến quân chiếm được Tripoli, sản lượng đã giảm từ 1,77 triệu thùng dầu/ngày xuống 22.000 thùng/ngày. Với sự phục hồi của mức sản lượng trước khi chiến tranh xảy ra với tốc độ nhanh hơn kỳ vọng – khả năng tăng trưởng mạnh mẽ là hoàn toàn có thể, nhưng Libya vẫn cách xa nhiều năm để đạt tới một sự phục hồi kinh tế hoàn toàn.

Mông cổ: Quốc gia đầu tư tốt nhất

Tiêu chí đánh giá: Tổng đầu tư theo %GDP

Thống kê 2012: 64%

Những nền kinh tế tốt nhất thế giới - 5

Nằm giữa Trung Quốc và Nga, Mông cổ đang nằm trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Được thúc đẩy bởi hoạt động khai khoáng, GDP của Mông cổ đã tăng trưởng 17,3% trong năm 2011 và tiếp tục dự kiến đạt được mức tăng trưởng cao trong năm nay.

Mông cổ cũng dẫn đầu thế giới về hoạt động đầu tư, với các dự án đăng ký tương đương 63,6% GDP – tới nay là tỷ lệ cao nhất thế giới. Tuy vậy, hoạt động đầu tư bùng nổ tỏ ra là xu hướng chung của khu vực này, với Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai – 48,4% và Bhutan ở vị trí thứ tư – 46,6%.

Nền kinh tế Mông cổ vẫn phục thuộc nặng nền vào các quốc gia láng giềng. Trung Quốc tiếp nhận tới 90% hàng hó xuất khẩu của Mông Cổ và Nga cung cấp tới 95% nhu cầu xăng dầu cho quốc gia Trung Á này.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Đặng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN