Nhiều thách thức "đón cửa" ngân hàng trong năm 2017

Áp lực tăng lãi suất, tăng vốn theo chuẩn Basel II, nợ xấu kéo dài... là những vấn đề mà ngân hàng tiếp tục phải đối mặt trong năm 2017

Theo quy định của Thông tư 180/2015/TT-BTC, trong vòng 1 năm kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, các công ty đại chúng phải hoàn tất thủ tục đăng ký trên hệ thống Upcom. Theo đó, dự kiến số lượng các ngân hàng niêm yết sẽ được gia tăng đáng kể. Diễn biến thời gian gần đây cho thấy nhiều ngân hàng đã có động thái chuẩn bị lên sàn như: VPBank, Techcombank, TPBank, VIB, KienlongBank, OCB. Việc nhiều ngân hàng niêm yết trong năm tới, một mặt, giúp minh bạch hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Mặt khác, giúp cho các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn về cổ phiếu ngân hàng.

Áp lực tăng lãi suất

Theo báo cáo về Triển vọng ngành ngân hàng năm 2017 của CTCK Vietcombank (VCBS), các chuyên gia phân tích cho rằng mục tiêu lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho năm 2017 của NHNN có thể gặp nhiều thách thức.

Trước áp lực tăng lãi suất huy động như trên, lãi suất cho vay khó có thể giảm theo mục tiêu của NHNN. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm rất mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây và thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Chênh lệch lãi suất huy động - cho vay càng nhỏ, các ngân hàng có biên lợi nhuận càng mỏng nên càng ít động lực để giảm lãi suất cho vay.

Nhiều thách thức "đón cửa" ngân hàng trong năm 2017 - 1

2017 cũng là năm thí điểm Basel II, để đảm bảo hệ số CAR theo quy định, các ngân hàng có thể hạn chế tín dụng và đẩy mạnh tăng vốn, từ đó gây áp lực nên chi phí vốn. Với lộ trình áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng lớn từ tháng 9/2017, trọng tâm ngành trong năm tới sẽ xoay quanh kế hoạch này, thành công của kế hoạch sẽ phụ thuộc vào khả năng tăng vốn của 3 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, BIDV, và Vietinbank.

Giải quyết nợ xấu

Quá trình giải quyết nợ xấu đã kéo dài nhiều năm mà chưa có biện pháp triệt để. VAMC không được kỳ vọng là một công cụ hiệu quả do hạn chế về nguồn vốn và quyền lực pháp lý. Nguồn lực xử lý nợ xấu chính hiện tại là trích lập dự phòng từ lợi nhuận từ các ngân hàng với mức trích lập mỗi năm từ 80-90 nghìn tỷ đồng. Nếu tiếp tục biện pháp này sẽ cần 6-7 năm nữa số dư nợ xấu hiện tại mới xử lý xong. Thực tế cho thấy để giải quyết nợ xấu cần các biện pháp mang tính tổng thể, trong đó có việc cải thiện nguồn lực của VAMC, phát triển thị trường chứng khoán để mở đường cho chứng khoán hóa nợ xấu.

Điểm “tích cực” ở thời điểm hiện tại là sau quá trình hợp nhất hoặc tự tái cơ cấu, theo VCBS số dư nợ xấu tập trung chính trong  một nhóm ngân hàng, nợ xấu tại 7 ngân hàng chiếm trên 50% tổng nợ xấu toàn hệ thống. Đây là môi trường thích hợp để NHNN khoanh vùng xử lý để tránh các tác động mang tính hệ thống lên toàn ngành. Trong khi các biện pháp mới về xử lý nợ xấu chưa được chính thức đưa ra, xử lý nợ xấu hiện tại có thể chịu tác động tiêu cực từ 1 điều khoản của Luật dân sự 2015 có hiệu lực vào đầu năm sau. Cụ thể, Theo quy định hiện hành: “Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm” – Khoản 6, Điều 58, Nghị định 11/2012/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung NĐ163/2006/NĐ-CP.

Như đã nói ở trên, biện pháp chính để xử lý nợ xấu hiện nay là các ngân hàng tự xử lý, đặc biệt thông qua trích lập dự phòng. Năm 2017 là năm thứ 3 các ngân hàng thực hiện trích lập 20% giá trị trái phiếu đặc biệt sau khi bán nợ cho VAMC. Theo đó, các ngân hàng có số dư trái phiếu đặc biệt lớn tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chi phí dự phòng. Ngược lại, 1 số ít có chế độ quản trị rủi ro tốt và đã quyết liệt xử lý nợ quá khứ sẽ giảm trích lập và đi lên.

Kể từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ chi phí dự phòng so với lợi nhuận trước trích lập toàn ngành có xu hướng tăng, nhưng bắt đầu tăng chậm lại từ năm 2016 do 1 số ngân hàng đã cơ bản xử lý xong nợ quá khứ, giảm trích lập và tạo sự phân hóa so với các ngân hàng còn lại. Diễn biến này có thể sẽ tiếp tục trong năm 2017, bức tranh toàn ngành chi phối bởi sự phân hóa.

Từ các phân tích trên, VCBS cho rằng triển vọng ngành Ngân hàng sẽ còn nhiều thách thức trong năm 2017. Mặc dù vậy, cơ hội vẫn có từ các ngân hàng riêng đã xử lý nợ xấu tốt quá khứ và có triển vọng tăng trưởng cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Giang (Infonet)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN