Nhà đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán

Ngày hôm trước chứng khoán vẫn được xem là kênh đầu tư số 1 thì hôm sau, nhà đầu tư đã tháo chạy khỏi thị trường.

Sàn Thành phố Hồ Chí Minh

Hôm qua, thị trường “vượt bão” ngoạn mục giúp VN-Index có phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp. Tâm lý nhà đầu tư trở nên hưng phấn và tiếp tục coi chứng khoán là kênh đầu tư hàng đầu tại thời điểm hiện tại.

Thế nhưng, chỉ sau 1 đêm, nhà đầu tư lại bán tống, bán tháo cổ phiếu khiến thanh khoản vọt lên mức cao nhất năm 2014. Tuy nhiên, phiên điều chỉnh này được giới chuyên gia đánh giá là cần thiết và không có gì bất thường. Thị trường cần giảm nhiệt nếu như muốn bước vào thời kỳ tăng trưởng bền vững.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăn của hôm qua. Tuy nhiên ngay sau ít phút đó nhà đầu tư bán mạnh các bluechip chủ chốt khiến VN-Index đảo chiều giảm đỏ. Kết quả là VN-Index chỉ tăng trong đợt 1. Sau đó, VN-Index càng tới cuối phiên càng giảm mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/1, VN-Index giảm 7,99 điểm, tương ứng 1,43% và dừng ở mức 551,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 125.281.534 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.389,44 tỷ đồng, tăng mạnh so với hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 10.545.544 cổ phiếu, tương ứng 518,14 tỷ đồng. Toàn sàn có có 101 mã tăng giá, 72 mã đứng giá và 114 mã giảm giá.

VN30-Index có tốc độ giảm tương tự VN-Index. Chốt phiên giao dịch ngày 22/1, VN30-Index giảm 8,04 điểm, tương ứng 1,27% và dừng ở mức 626,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 42.823.640 cổ phiếu, tương ứng 1.111 tỷ đồng. Trong nhóm có 11 mã tăng giá, 5 mã đứng giá và 14 mã giảm giá. 

Nếu trong 4 phiên tăng mạnh gần đây, blue-chip nâng đỡ thị trường vì được nhà đầu tư mạnh tay mua vào thì hôm nay blue-chip trở thành “tội đồ” khi nhà đầu tư bán tháo. Có tới 14/30 mã vốn hóa lớn giảm điểm khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

GAS giảm 2.000 đồng/CP xuống 75.000 đồng/CP, HAG giảm 400 đòng/CP xuống 21.700 đồng/CP, MSN giảm 4.000 đồng/CP xuống 92.500 đồng/CP, VCB giảm 400 đồng/CP xuống 29.200 đồng/CP, VIC giảm 2.500 đồng/CP xuống 77.000 đồng/CP, VNM giảm 1.000 đồng/CP xuống 140.000 đồng/CP,…

Trong thời gian qua, HPG là blue-chip ấn tượng nhất trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh với 7 phiên tăng mạnh liên tiếp. Vì vậy, khi thị trường điều chỉnh, HPG giảm sâu nhất. HPG giảm sàn, giảm 3.500 đồng/CP xuống 53.500 đồng/CP. Cung HPG đang áp đảo cầu nên khả năng HPG sớm bật dậy là rất thấp.

Ở chiều ngược lại, 11 blue-chip vẫn duy trì được đà tăng. BVH tăng 800 đồng/CP lên 48.000 đồng/CP, CTG tăng 200 đồng/CP lên 16.700 đồng/CP, EIB tăng 600 đồng/CP lên 13.800 đồng/CP, ITA tăng 300 đồng/CP lên 7.300 đồng/CP, OGC tăng 100 đồng/CP lên 11.000 đồng/CP,…

Trong khi blue-chip đuối sức, nhiều cổ phiếu nhỏ lại bật dậy với hàng loạt mã tăng trần như FLC, HAS, EMC, FCM, HT1, KSH, LAF, NVN, PAC…

Sàn Hà Nội

Hôm nay, HNX-Index “đồng hành” cùng VN-Index. Kết thúc phiên giao dịch 22/1/2014, HNX-Index giảm 0,15 điểm, tương ứng 0,2% và đóng cửa ở mức 73,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 57.174.998 cổ phiếu, tương ứng 580,16 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.380.582 cổ phiếu, tương ứng 39,87 tỷ đồng.

Toàn sàn ghi nhận 87 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 135 mã giảm giá.

HNX30-Index giảm tương tự HNX-Index. Đóng cửa phiên 22/1, HNX30-Index giảm 0,14 điểm, tương ứng 0,1% và đóng cửa ở mức 139,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 33.545.000 cổ phiếu, tương ứng 407,42 tỷ đồng Trong nhóm có 6 mã tăng giá, 8 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.

Trên sàn Hà Nội, số mã giảm áp đảo số mã tăng nhưng do tốc độ đi xuống thấp nên HNX-Index chỉ giảm tương đối nhẹ. Dòng tiền trên sàn Hà Nội cũng khiêm tốn hơn sàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Sàn Hà Nội không có nhiều dấu ấn ngoại trừ hai cổ phiếu nóng GGG và SHN bị nhà đầu tư bán tống bán tháo. Cụ thể, GGG giảm sàn, giảm 300 đồng/CP xuống 2.900 đồng/CP. Dư bán sàn đạt hơn nửa triệu đơn vị. SHN giảm sàn, giảm 400 đồng/CP xuống 3.900 đồng/CP. Dư bán sàn SHN rất cao, đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.

Hôm nay, khối ngoại giao dịch sôi động SHB và PVS. Mặc dù đều mua ròng hai cổ phiếu này nhưng mức độ tác động của khối ngoại lên SHB và PVS lại khác nhau. PVS tăng 200 đồng/CP lên 29.100 đồng/CP. SHB đứng giá ở mức 7.200 đồng/CP.

Ngoài PVS, chỉ còn 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn tăng điểm. AAA tăng 400 đồng/CP lên 22.500 đồng/CP, DCS tăng 200 đồng/CP lên 3.900 đồng/CP, LAS tăng 1.200 đồng/C lên 44.600 đồng/CP, NTP tăng 500 đồng/CP lên 64.800 đồng/CP.                                         

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN