NH vẫn hưởng lợi từ giảm lãi suất tiền gửi

Hạ lãi suất tiền gửi chỉ mang tính thăm dò và lợi cho ngân hàng là chính. Việc tiếp cận nguồn vốn vay để kinh doanh không đơn giản. Có chuyên gia cho rằng, sẽ có một bộ phận rút tiền mua vàng.

Hạ hình thức

Theo phó tổng GĐ một ngân hàng tại TP HCM, quyết định này không có tác dụng nhiều tới thị trường. Bởi vì giảm 0,5% lãi suất tiền gửi là mức không đáng kể, chỉ mang tính thăm dò. Còn lãi suất cho vay nếu có hạ cũng không giúp được nhiều cho các doanh nghiệp vốn đã khó tiếp cận được vốn.

 Hạ lãi suất chỉ giúp cho ngân hàng giảm chi phí đầu vào mà thôi, chứ người dân bị thiệt…
Một chuyên gia ngân hàng thế giới nhận xét: Bản thân ngân hàng cũng đang có nợ xấu lớn, doanh nghiệp hàng tồn kho cao, tài sản thế chấp không còn thì sao có thể vay được vốn. “Việc hạ lãi suất chỉ giúp cho ngân hàng giảm chi phí đầu vào chứ người dân bị thiệt và doanh nghiệp cũng không mấy ai vay được vốn thấp”, ông nói.

NH vẫn hưởng lợi từ giảm lãi suất tiền gửi - 1

Sẽ xuất hiện cuộc chạy đua lãi suất ngầm. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ngay cả khi có vốn thấp, theo vị chuyên gia này thật khó chắc chắn dòng vốn đó được đi vào đúng mục đích. Vì nhiều doanh nghiệp hiện nay thường kinh doanh đa ngành, đa nghề nên xét ở mặt này, họ thuộc diện nhóm ưu tiên, nhưng xét diện khác lại không được ưu tiên.

Một chuyên gia tài chính phân tích, dòng tiền chảy vào nền kinh tế hiện nay dường như rất kém.

Chưa kể con số thống kê tín dụng có thể là ảo. Vì một phần theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký cho doanh nghiệp đảo nợ nên làm cho tín dụng tăng, nhưng (tăng) không thực tế.

Còn bên ngoài doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vẫn khó khăn. Sẽ có một nhóm đối tượng đã vay được vốn được nhờ quyết định này.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ngân hàng ngày càng siết chặt các điều kiện cho vay và họ loại trừ rất nhiều ở tài sản đảm bảo là bất động sản. Vấn đề chính không nằm ở lãi suất mà cái gốc vẫn là nợ xấu của các ngân hàng ở mức cao, doanh nghiệp không còn tài sản đảm bảo.

Đua lãi suất ngầm?

Vấn đề chính không nằm ở lãi suất mà cái gốc vẫn là nợ xấu của các ngân hàng ở mức cao, doanh nghiệp không còn tài sản đảm bảo.

Ngày đầu tiên (26/3) áp dụng trần lãi suất tiền gửi về mức 7,5% (trước đó là 8%), hầu như tại các chi nhánh ngân hàng, mọi hoạt động diễn ra bình thường. Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải-Tổng GĐ Cty CP Kinh doanh và Đầu tư Vàng Việt Nam, có một bộ phận rút tiền tiết kiệm để mua vàng.

Không những thế, hiện có một dòng tiền đang được bán từ chứng khoán chuyển qua mua vàng. “Gửi tiết kiệm 50 triệu đồng với mức lãi suất 7,5% hay 8% không đáng kể”, ông Hải nói.

Theo một chuyên gia thuộc ngân hàng thế giới, sẽ không tránh khỏi tình trạng người dân chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Bởi lãi suất “gầm bàn” vẫn xảy ra.

Họ có thể chuyển qua những ngân hàng nhỏ để lấy lãi suất cao hơn và chấp nhận rủi ro. Khi những ngân hàng nhỏ lôi kéo khách hàng với lãi suất cao hơn, không tránh khỏi những ngân hàng khác phải chạy theo cuộc đua này.

Hơn nữa, nếu không chạy theo cuộc đua về lãi suất huy động thì những chương trình khuyến mại, quà tặng hấp dẫn luôn có. “Cũng nên lưu ý rằng, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đang dựa vào lãi suất huy động từ dân là chính; nếu lãi suất quá thấp, tình trạng rút tiền hàng loạt xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng”, vị này nói.

Một chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, quy định là vậy còn người gửi có chấp nhận hay không thì chưa biết. Và, ngân hàng có cho vay ra đúng với theo quy định này cũng khó nhận định. Hơn nữa, hiện nay lãi suất trên 13 tháng vẫn ở mức cao, trên 10%. Lấy gì đảm bảo lãi suất trần theo quy định sẽ được áp dụng nghiêm túc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Miên (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN