Người dân Hy Lạp đang "đổ xô" mua hàng hiệu
Trong trật tự kinh tế mới của Hy Lạp hiện nay, thì thương hiệu Chanel đang ngày càng trở nên có giá trị hơn tiền mặt. Nên để đối phó với cuộc khủng hoảng, người dân Hy Lạp đang đổ xô đi mua hàng hiệu như một cách để giữ tiền.
Các ngân hàng ở Hy Lạp đã đóng cửa hơn một tuần và cũng đang dần hết sạch tiền. Nhiều người dân Hy Lạp hiện nay lo lắng rằng những khoản tiền còn lại của họ có thể sẽ biến mất dù các cuộc đàm phán giữa chính phủ quốc gia và chủ nợ có thành công đi chăng nữa.
Ngay cả những người đang tích trữ một khối lượng tiền mặt lớn cũng lo lắng rằng đồng euro sẽ giảm mạnh, hoặc họ có thể sẽ phải quay trở về sử dụng đồng nội tệ drachma. Cho nên để đối phó với cuộc khủng hoảng và như một cách để giữ tiền, người dân Hy Lạp đang đổ xổ đi mua hàng hiệu.
Ảnh: Washington Post
Sophia Marcoulakis, một người dân Hy Lạp 48 tuổi, đang xem xét mua một món hàng đắt tiền nào đó để giữ cho mệnh giá tiền được ổn định hơn, và bà đã nghĩ đến một chiếc túi xách hàng hiệu.
Đối với bà Marcoulakis, bà chưa bao giờ xa xỉ như vậy, tuy nhiên tình hình hiện giờ của đất nước đã khiến bà phải làm những điều mà bà chưa bao giờ nghĩ đến. Ngoài ra bà cũng xem xét cả vấn đề đầu tư, có thể là tài sản hữu hình mà chính phủ không lấy đi được.
“Bạn có cảm thấy tiền đang mất đi giá trị không”, bà Marcoulakis nói.
Giờ đây, người dân Hy Lạp đang mất lòng tin với hệ thống ngân hàng quốc gia, một cuộc khủng hoảng tài chính đang hủy hoại dần niềm tin của người dân.
Ngay từ đầu năm nay, đã có rất nhiều người dân Hy Lạp đã bắt đầu rút tiền ra khỏi ngân hàng Hy Lạp. Hiện nay, các ngân hàng đã ban hành giới hạn nghiêm ngặt về việc rút tiền và chuyển tiền ra nước ngoài.
Giao dịch ghi nợ điện tử vẫn được cho phép, nhưng một số cửa hàng đã ngừng thực hiện hoạt động giao dịch này. Mua hàng bằng thẻ tín dụng trên Amazon và iTunes đều bị cấm. Người Hy Lạp chỉ có thể rút 60 euro một ngày bằng tiền mặt từ các ngân hàng, tương đương với khoảng 67 USD.
Những ngày gần đây, câu hỏi đối với nhiều người dân Hy Lạp là nên tiêu tiền hay nhìn nó biến mất.
Đối với anh Chris Dako, câu trả lời rất đơn giản: hãy mua mọi thứ ngay bây giờ. Kể từ khi ngân hàng đóng cửa anh đã phải thanh toán bằng tiền mặt hàng ngày. Vào ngày 7.7, anh đã quyết định đầu tư một khoản tiền để mua một đôi giày mới.
“Những đôi giày thì sao, tốt nhất hiện nay rồi”, anh vừa hỏi vừa nở một nụ cười.
“Nếu họ muốn lấy tiền của tôi, hãy để tôi tiêu trước nhé”, Dako nói thêm.
Tất nhiên, vẫn có nhiều người Hy Lạp có ít tiền trong ngân hàng, ước tính tỷ lệ hộ nghèo ở Hy Lạp phải chiếm đến 44% dân số quốc gia. Phương tiện truyền thông Hy Lạp báo cáo rằng có khoảng 40.000 đến 50.000 nhân viên bị sa thải hoặc bị đình chỉ sau khi các ngân hàng đóng cửa. Nhiều người không thể trả các hóa đơn của họ và đang sử dụng tiền mặt của họ để chi tiêu cho những thứ thiết yếu như thực phẩm.
Những người Hy Lạp giàu có lại cất tiền ở những chỗ khác. Kostas Theodoropoulos, cựu giám đốc đầu tư tại Eurobank Asset Management, ước tính rằng có khoảng 40% số tiền rút được chuyển vào tài khoản ngân hàng nước ngoài. 10% được đầu tư trong các quỹ ở Luxembourg, còn 50% còn lại mang tiền về nhà nhét dưới đệm.
Nhiều người dân Hy Lạp cho biết rằng họ đã dùng tiền cất dưới nệm để trả nợ và các chi phí khác để tránh một cuộc khủng hoảng đồng tiền sau này. Nhiều người còn bỏ tiền ra để mua xe hơi, thậm chí là những chiếc xe siêu sang, khiến doanh số bán xe hơi ở Hy Lạp tăng đột biến.
Những ngày gần đây, những ông chủ ở tiệm bán đồ trang sức ở thủ đô Athens liên tục có những khách hàng đặt mua đồ trang sức đắt tiền. Tuy nhiên, những ông chủ cửa hàng này vẫn kiên quyết không chấp nhận thanh toán bằng thẻ, vì ông lo sợ mình sẽ là người chịu thiệt nếu cuộc khủng hoảng xảy ra.
Tuy nhiên, nếu ông không nhận tiền qua thẻ thì sẽ không có khách hàng nào có đủ tiền mặt trong người để trả cho ông. Ông kết luận một câu: “Rơi vào thời buổi này nên ai cũng phải nắm bắt cả thôi”.