Người dân Brazil sống khổ sở vì khủng hoảng kinh tế

Tình trạng thất nghiệp, thuế, lạm phát tăng đang đe dọa tới việc cải thiện khoảng cách giàu nghèo ở Brazil.

Ở Brazil, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã tăng 7,6% vào tháng 9 vừa qua. Theo đó, các nhà kinh tế cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil sẽ giảm 3,1% trong năm nay và giảm 1,9% trong năm tới, theo cuộc khảo sát hàng tuần của Ngân hàng Trung ương Brazil.

Người dân Brazil sống khổ sở vì khủng hoảng kinh tế - 1

Ảnh: nguồn Internet

Tỷ lệ lạm phát chạm mức 10%, khiến những người nghèo nơi đây phải ngừng mua thịt. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương quốc gia này lại đang có ý định tăng lãi suất.

Chính phủ Brazil hiện đang nỗ lực ngăn cản tình trạng thâm hụt ngân sách, thắt chặt chi tiêu của từng hộ gia đình.

Các chuyên gia cho biết thật khó để ước tính có bao nhiêu người Brazil đang có nguy cơ sống dưới đáy xã hội. Số liệu chính thức hiện vẫn chưa chỉ ra điều này.

Hiện nay, tình trạng mức lương gia tăng ít hơn mức lạm phát vẫn đang diễn ra ở Brazil, khoảng 35 triệu người thuộc tầng lớp hạ trung lưu ở Brazil đang chịu tổn thương mạnh mẽ trước tình trạng kinh tế xã hội lao đao, Maurício Prado, một đối tác của công ty nghiên cứu Plano CDE cho biết.

"Những người thuộc tầng lớp này có trình độ học vấn và loại hình công việc thấp. Đây chính là hệ quả tất yếu của những yếu tố tiêu cực", Maurício Prado cho biết thêm.

Tình trạng này đang làm chệch hướng đi mà trước đó các nhà lãnh đạo Brazil đã ca tụng sự chuyển đổi trong kinh tế xã hội của quốc gia. Từ lâu, Brazil luôn được xem là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới. Và quốc gia này đã không ngừng nỗ lực tiến bộ trong những thập kỷ qua để hướng tới việc giảm khoảng cách chênh lệch trong thu nhập, các chuyên gia cho biết.

Giá các mặt hàng xuất khẩu tăng đã khiến chính phủ Brazil phải sử dụng khoản tiền xây dựng mạng lưới an toàn xã hội, trong đó bao gồm các chương trình chuyển tiền cho gần 14 triệu gia đình nghèo khó của quốc gia để bù vào.

Tiền lương tối thiểu tăng chiếm trung bình là 11% một năm trong ngân sách quốc gia từ năm 2003. Giữa năm 2003 và 2013, thu nhập hộ gia đình trung bình của Brazil đã tăng trưởng 87% về giá trị thực, so với mức tăng 30% trong GDP tính theo đầu người, chuyên gia kinh tế Marcelo Neri cho biết.

"Những người dân ở phía đông bắc, ở khu vực nông thôn, những người nghèo, người da đen, người lao động trong nước... đang ở trong tình trạng thất học", ông Neri cho biết.

Tầng lớp trung lưu ở Brazil nghèo hơn ở Mỹ, với khoảng cách thu nhập hộ gia đình chênh lệch từ 2.300 real và 9.500 real một tháng.

Thêm vào đó, các biện pháp hà khắc đã làm cho hệ thống thuế của Brazil trở nên lũy thoái hơn, ăn chặn thu nhập của các hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và hạ lưu.

Hướng tới việc thúc đẩy doanh thu, chính phủ quốc gia đã gia tăng thuế suất phẳng dựa trên tín dụng tiêu dùng, nhập khẩu và một số sản phẩm sản xuất.

Số lượng người dân Brazil không thể thanh toán các khoản này đã tăng lên tới 57 triệu người, tương đương với 39% số người trưởng thành ở quốc gia vào tháng 9 vừa qua, văn phòng tín dụng SPC Brazil cho biết.

Một trong số những người Brazil đang phải hứng chịu tình trạng này là bà Maria Eliane de Alcântara, một nhân viên vệ sinh 46 tuổi sống ở Santa Marta. Sau khi bà vay một khoản tiền với mức lãi suất cao khổng lồ để sửa sang lại căn nhà gỗ của mình. Hiện tại, ngân sách thực phẩm của bà sẽ không thể đủ để mua các loại thức ăn ngoại trừ gạo và đậu.

"Tiền đến rồi lại đi. Tôi thậm chí còn nợ tiền của những ông thợ nề", bà Maria nói.

Một ví dụ khác là bà  Cândida Oliveira Silva, một người nội trợ 52 tuổi cho biết mọi chi phí của bà đều bị cắt giảm.

Bà Cândida nói: "Tôi không có đủ tiền đi lại. Thậm chí tôi còn không có đủ tiền ăn ở một nhà hàng rẻ tiền. Lạm phát tăng, đồng nội tệ giảm đã dập tắt hy vọng đến thăm con gái của tôi ở San Francisco".

Bức tranh về cuộc chiến đấu của bà Silva để duy trì mức sống và việc giá cả gia tăng cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế đang đẩy tầng lớp trung lưu mới nổi ở Brazil xuống vực như thế nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Nhung (Theo The Wall Street Journal) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN