Ngân hàng sẽ huy động vàng

Hàng trăm tấn vàng trong dân nên để các ngân hàng thương mại được quyền huy động giống như một sản phẩm tiền tệ và tự kiểm soát rủi ro

Một lần nữa, vấn đề huy động vàng trong dân được nhắc đến trong Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Chính phủ vừa ban hành.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng (NH) Nhà nước nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khi các điều kiện thị trường thuận lợi.

Trước đây, có thời điểm người dân gửi vàng trong các NH thương mại lên tới 200 tấn và số lượng vàng được giữ ở nhà cũng tương đương. Thống kê của NH Nhà nước và Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho thấy có khoảng 300-500 tấn vàng đang nằm trong dân.

Sau khi NH Nhà nước yêu cầu các NH thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng (tháng 5-2011), rất nhiều ý kiến đề nghị huy động trở lại nguồn lực hàng trăm tấn vàng đang “nằm chết”.

Ngân hàng sẽ huy động vàng - 1

Hiện có khoảng 300-500 tấn vàng đang được người dân cất giữ

Trả lời Báo Người Lao Động mới đây, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết việc dừng huy động vàng trong quá khứ là cần thiết khi giá vàng biến động mạnh gây rủi ro lớn cho cả người gửi và người nhận vàng, gây bất ổn xã hội. Việc trả lãi cho người gửi vàng vô tình khiến vàng là kênh đầu tư hấp dẫn, người dân đua nhau gom vàng mang đến NH gửi dẫn đến “vàng hóa” nền kinh tế. Nhưng ông Bình cũng thừa nhận nguồn lực tích trữ vàng trong dân rất lớn, nếu được khơi thông sẽ có lợi chung cho nền kinh tế.

Rất nhiều giải pháp huy động vàng trong dân từng được đề cập như lập sàn giao dịch vàng quốc gia, phát hành chứng chỉ huy động vàng…

“Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát nên người dân có thói quen mua vàng tích trữ dù không lời nhiều. Nay, nhà nước nên coi việc huy động vàng giống như huy động các loại ngoại tệ khác và giao cho NH thương mại kinh doanh như một sản phẩm tiền tệ, tự kiểm soát rủi ro” - TS Đinh Thế Hiển đề xuất.

Với cơ chế này, người dân có quyền lựa chọn giữa việc gửi vàng, USD lãi suất rất thấp hay gửi tiền đồng lãi suất cao. NH Nhà nước không thể đứng ra huy động vàng để gánh phần rủi ro cho nhà nước khi giá vàng biến động hoặc phải trả lãi tiền gửi. Trong khi NH thương mại sẽ dùng vàng huy động được để kinh doanh như sản phẩm tài chính thông thường, dưới sự quản lý của nhà nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Phương (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN