Ngắm ảnh "quá khứ" của thung lũng Silicon
Thung lũng Silicon được xem là trung tâm công nghệ của toàn thế giới, nơi hội tụ của những tập đoàn công nghệ trứ danh như Google, Facebook, LinkedIn. Còn thung lũng Silicon của quá khứ như thế nào?
Thay vì những tòa nhà cao tầng, những bãi đỗ xe dài bất tận, thung lũng Silicon của thế kỷ trước được bao phủ bởi những vườn cây và đất nông nghiệp. Đây là một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất của Mỹ và vẫn duy trì đến ngày nay.
Đây là hình ảnh của thung lũng Silicon, chụp từ đỉnh núi Hamilton vào năm 1914, bao khắp chiều rộng của thung lũng. Những trang trại ở đây vào đầu thế kỷ 20 cung cấp một phần ba mận trên toàn thế giới, bên cạnh số lượng lớn cà chua, ngũ cốc, hành tây, cà rốt, quả anh đào và quả óc chó.
Nhờ mạng lưới đường sắt trong khu vực phát triển mà nơi đây trở thành trung tâm lớn nhất thế giới chế biến hoa quả đóng hộp.
Nhưng kể cả là những ngày đầu sơ khai, thung lũng này vẫn là địa điểm của những cải tiến công nghệ. Năm 1909, Cyril Ewell phụ trách một nhóm nghiên cứu Palo Alto để phát triển máy phát hồ quang điện đầu tiên tại Mỹ.
Tòa nhà Garden City Bank nằm ở trung tâm của San Jose được xem là địa điểm của những đột phá công nghệ đầu tiên. Những trạm điện thoại không dây đầu tiên được phát minh bởi Charles Herrold vào năm 1909. Herrold cũng là người đầu tiên phát sóng các chương trình âm nhạc và bản tin cho bạn nghe đài, và vợ ông, bà Sybil là nữ DJ đầu tiên của Mỹ.
Lee de Forest, người được xem là cha đẻ của đài phát thanh, đang làm việc với công ty điện tín liên bang để phát triển hệ thống thông tin vô tuyến toàn cầu đầu tiên vào năm 1912.
Một cách chậm rãi nhưng vững chắc, thung lũng Santa Clara nói riêng, và San Jose nói chung bắt đầu phát triển. Letcher Garage ở phía bên phải của bức ảnh là nơi người dân có thể đến và mua xe Cadillacs và Packards.
Đại học Stanford là vườn ươm cho giới công nghệ đầu tiên. Giáo sư William W. Hanson and Russell và Sigard Varian đã phát triển những phiên bản đầu tiên của hệ thống radar Doppler trong phòng 404 của tòa nhà vật lý trong trường đại học vào những năm 1940.
Phải đến sau thế chiến thế giới lần II, nền công nghệ của thế giới mới thực sự phát triển. Vào năm 1947, William Shockley phụ trách nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Bell đã phát minh ra hệ thống bán dẫn khuếch đại, bóng bán dẫn đầu tiên trên thế giới. Các bóng bán dẫn là khởi nguồn cho các thiết bị điện tử nhỏ hơn và rẻ tiền hơn. Shockey đã dành giải Nobel Vật lý cho sáng chế của mình.
Vào năm 1943, IBM mở nhà máy đầu tiên ở San Jose, cơ sở chỉ đủ chỗ cho hơn 100 nhân viên của IBM. IBM nhanh chóng phát triển thành thêm những trung tâm nghiên cusu, nhà máy, trụ sở văn phòng với hơn 3000 nhân viên.
Vào những năm 1950, San Jose đã trở thành một thành phố nhộn nhịp.
Những nhân viên đang làm việc với các bảng mạch vào năm 1965.
Và đây là cơ sở của Hewlett-Packard vào năm 1983.
Với hàng loạt các đại gia làng công nghệ tụ hội.
Còn đây là thung lũng Silicon của ngày nay.