Lo ngại bong bóng vàng hơn bong bóng BĐS

Ngày 5/5, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản tổ chức hội thảo “Kinh tế bong bóng: Một số bài học của Nhật Bản” với sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam.

Ngày 5/5, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản tổ chức hội thảo “Kinh tế bong bóng: Một số bài học của Nhật Bản” với sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam.

“Bong bóng” là hiện tượng khi các yếu tố nền tảng của nền kinh tế bị chia tách mạnh, giá tài sản như giá cổ phiếu, giá đất đai tăng cao và khi các nhà đầu tư bán tháo đồng loạt, giá tài sản giảm mạnh và bong bóng tan vỡ. Nền kinh tế luôn lặp đi lặp sự phát sinh và tan vỡ của bong bóng.

Trường hợp của Nhật Bản, “Bong bóng” bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1980 và khủng hoảng tài chính ở cực điểm năm 1997-1998. Tuy nhiên, ảnh hưởng đối với nền kinh tế thực của khủng hoảng tài chính Nhật Bản những năm 1990 chỉ giới hạn ở trong nước. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có những điểm tương đồng với “10 năm mất mát” của Nhật Bản là đầu tư thiếu cẩn thận nên giá bất động sản tăng cao, sau đó khủng hoảng do giá bất động sản suy giảm…

Khủng hoảng của thế kỷ 21 do sự phổ cập của kỹ thuật chứng khoán hóa mà rủi ro được phân chia cho các nhà đầu tư thông qua thị trường. Sự tổn thất của các tổ chức tài chính tín dụng của Mỹ ngang bằng với tổn thất của Nhật Bản những năm 1990. Nhật Bản cũng đã học được ở Mỹ một số giải pháp đối với khủng hoảng tài chính.

Lo ngại bong bóng vàng hơn bong bóng BĐS - 1

Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, đây là thời điểm Việt Nam có thể tìm cho mình hướng đi đúng. (Ảnh minh họa).

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, đây là thời điểm Việt Nam có thể tìm cho mình hướng đi đúng. Những gợi ý cho Việt Nam là khi khủng hoảng tài chính lan tỏa thì cần thiết phải hình thành sẵn hệ thống tài chính tín dụng trong nước mang tính đàn hồi. Cơ quan quản lý phải thực hiện vai trò duy trì tính lành mạnh của khu vực ngân hàng bằng cách tạo dựng hệ thống để nắm bắt được một cách thống nhất và liên tục vấn đề nợ xấu; chế độ cảnh báo và xử lý sớm, thanh khoản hóa tài sản.

Cơ quan quản lý phải chú ý tới “cú sốc” đối với hệ thống sản xuất như cấu trúc lại các khoản nợ của các doanh nghiệp có nợ xấu, không tạo ra các “doanh nghiệp ma”. Điều quan trọng nhất là bong bóng có thể lặp đi lặp lại nhưng khủng hoảng thì không xảy ra lần thứ 2 và ứng phó phải mang tính thực tiễn và linh hoạt.

Với vấn đề cụ thể, ông Takeshi Hachimura, Cố vấn chính sách Cơ quan Tái thiết của Nhật Bản, một người đã có thâm niên 3 năm làm cố vấn tài chính cao cấp cho Việt Nam cho rằng hiện nay, vàng được giao dịch trong nước Việt Nam không thông dụng trên thế giới, lo ngại về “bong bóng vàng” hơn là “bong bóng bất động sản;” nếu xử lý việc loại trừ bong bóng chỉ bằng chính sách vĩ mô sẽ thất bại.

Ứng phó với những phát sinh liên quan đến hệ thống tín dụng, Nhật Bản tích cực áp dụng việc “rót” vốn công cho ngân hàng thiếu vốn nhưng Việt Nam thì phù hợp với giải pháp sáp nhập những ngân hàng tốt về tài chính với nhau. Việc phải ưu tiên là “cải cách cơ cấu” trước khi thực hiện đòn bẩy giám sát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Nguyệt ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN