Lãi suất sắp về mức 7%?

Dư địa để giảm lãi suất cho vay vẫn còn nhiều, vì chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay hiện khá lớn, cho nên lãi suất huy động chỉ có thể giảm thêm 0,5%, tức xoanh quanh mức 7%/năm.

Lãi suất có thể giảm từ 0,5-1%

Theo báo cáo của Standard Chartered đưa ra trong hội thảo ngày 17/4, với diễn biến lạm phát cho đến lúc này là khá ổn trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn chậm chạp và mong muốn của Chính phủ hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp và nền kinh tế thì nhiều khả năng NHNN có thể cắt giảm các lãi suất chính sách thêm 0,5% trong quý II này.

Trong khi đó, một báo cáo mới đây của ngân hàng JPMorgan Chase nhận định, trong bối cảnh tăng trưởng còn yếu, NHNN sẽ không còn giữ lãi suất thực tế thực dương lâu thêm, dự báo lãi suất sẽ giảm thêm 1% trong năm nay - JPMorgan Chase chia sẻ.

Hiện tại, NHNN đã cắt giảm các lãi suất điều hành từ 0,5 - 1%, đưa lãi suất chiết khấu từ 7% về 6%, lãi suất tái cấp vốn từ 9% về 8%, và trần lãi suất tiền gửi từ 8% về 7,5%. Cụ thể, lãi suất huy động phổ biến ở mức từ 1 - 2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6 - 7,5%/năm. Đồng thời lãi suất cho vay cũng ổn định trong đó lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh cao nhất ở mức 12 - 15%/năm. Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5% đối với tiền gửi của tổ chức.

Lãi suất sắp về mức 7%? - 1
Lãi suất huy động có thể giảm thêm 0,5%, tức xoanh quanh mức 7%/năm.

Các mức lãi suất trên được áp dụng từ ngày 26/3/2013. Việc hạ lãi suất được thực hiện trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,19% so với tháng trước và chỉ tăng 2,39% so với cuối 2012.

Tuy nhiên, để giảm được lãi suất cho vay ở mức phù hợp thì còn phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ giải quyết các vấn đề mà ngành ngân hàng đang phải đối mặt, nhất là xử lý ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu.

DN liệu có muốn vay?

Hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 9 - 11%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 11- 13%/năm ở khối NHTM Nhà nước, 12 - 15%/năm ở khối NHTM cổ phần.

Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5 - 7%/năm đối với ngắn hạn, 6 - 8,5%/năm đối với trung và dài hạn. Như vậy, lãi suất cho vay đã giảm và ổn định rất nhiều so với trước.

Nếu lãi suất giảm thêm từ 0,5 - 1% như dự báo của Standard Chartered và JPMorgan Chase dự, doanh nghiệp liệu có muốn vay, khi mà nền kinh tế vẫn chưa hấp thụ được vốn? Trả lời cho câu hỏi này, giới chuyên gia cho rằng, khi doanh nghiệp đang “bí” đầu ra, lãi suất có giảm tiếp xuống 0,5% hay 1% đi chăng nữa thì chưa chắc doanh nghiệp đã muốn vay.

Bên cạnh đó, việc liên tiếp giảm lãi suất như vậy, có thể sẽ làm cho VNĐ kém hấp dẫn, dòng tiền thay vì chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ đổ vào USD hoặc vào kênh đầu tư khác.

Thống kê trong quý I/2013, các ngân hàng đã đổ tiền mua tới 50 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ do tiền ùn ứ vì không tìm được đối tượng để cho vay. Vì vậy, muốn giảm tiếp, theo các chuyên gia NHNN phải cung tiền cho các tổ chức tín dụng ở mức rẻ, hỗ trợ, giảm chi phí để cùng thực hiện mục tiêu trên.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, trước “sức ép” khủng khiếp từ nền kinh tế là phải tăng trưởng, cứu các doanh nghiệp thì chúng ta đang cố gắng giảm lãi suất huy động được chút nào hay chút đó, vì mọi thứ còn phục thuộc vào việc kìm giữ lạm phát ở mức thấp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Giao ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN