Lạc hậu, thiếu nhà vệ sinh nhưng nước này lại có nhiều tỷ phú thứ 3 TG
Trước đó, số lượng tỷ phú của nước này chỉ chiếm 1% toàn cầu.
Theo báo cáo mới nhất từ ngân hàng Á Phi, Ấn Độ là quốc gia tăng trưởng tài sản nhanh nhất toàn cầu. Trong 10 năm tới, tổng tài sản của Ấn Độ sẽ gấp 3 lần hiện tại, từ 82.300 tỷ USD lên tới 247.000 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này đạt 200%, cao hơn hẳn con số 50% của toàn cầu. Số lượng tỷ phú (tính theo đô la Mỹ) của nước này là 119 người, nhiều thứ 3 thế giới, chiếm 5% lượng tỷ phú toàn cầu, tăng 5 lần so với con số 1% của 20 năm trước.
Ấn Độ tưởng nghèo nhưng lại có nhiều tỷ phú thứ 3 thế giới
Bản báo cáo còn chỉ ra, ngoài các ngành nghề truyền thống như dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin, bất động sản, y tế, truyền thông thì sự xuất hiện số lượng lớn các doanh nghiệp mới, hệ thống giáo dục ưu tú và lượng người nói tiếng Anh gia tăng cũng là nhân tố đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có tăng trưởng tài sản nhanh nhất toàn cầu. Từ năm 2016 đến 2017, tốc độ tăng trưởng tài sản của Ấn Độ là 25%, xếp thứ 2 là Trung Quốc và Malta với 22%.
Trong 10 năm tới, dự tính tổng tài sản của Ấn Độ sẽ gấp 3 lần hiện tại, từ 82.300 tỷ USD lên tới 247.000 tỷ USD
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra 6/10 thành phố châu Á có khả năng thúc đẩy tăng trưởng tài sản toàn cầu trong tương lai đều nằm ở Ấn Độ.
Theo danh sách tỷ phú toàn cầu của Forbes năm 2018, tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani xếp thứ 19 nhờ tổng tài sản 40,1 tỷ USD. Người giàu thứ 2 Ấn Độ, ông Azim Premji xếp thứ 58 với 18,8 tỷ USD. Lakshmi Mittal, người giàu thứ 3 Ấn Độ xếp thứ 62 với 18,5 tỷ USD.
Trong mắt nhiều người, Ấn Độ thường gắn liền với sự lạc hậu, cũ kỹ, đặc biệt là tình trạng thiếu nhà vệ sinh trầm trọng. Nhưng vì sao quốc gia này lại sản sinh ra nhiều tỷ phú đến vậy?
Danh sách các nước có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất giai đoạn 2016-2017
Những năm 90 của thế kỷ trước, Ấn Độ kết thúc kế hoạch kinh tế kéo dài mấy chục năm và chuyển sang chế độ kinh tế tự do. Một số ít người dân đã nhân cơ hội để nhanh chóng tích lũy tài sản.
Một báo cáo mới công bố gần đây của Oxfam chi nhánh Ấn Độ đã chỉ ra rằng, tài sản của những người giàu nhất nước này đều bắt nguồn từ chủ nghĩa tư bản thân hữu, không phải nhờ quy luật thị trường hay đổi mới. Ngoài ra, theo bài phát biểu năm 2012 của hai học giả Harvard và trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi, tài sản của 43% tỷ phú Ấn Độ có được là nhờ các ngành khai thác bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, viễn thông, xi măng và truyền thông. Những ngành này đều có quan hệ mật thiết với chính phủ. Trong đó, khai thác bất động sản là ngành nghề bí ẩn nhất tại nước này, một lượng lớn các giao dịch phi pháp đều không phải đóng thuế. Bên cạnh đó, giấy phép trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và viễn thông thường được cấp phát thông qua đấu thầu. Những cuộc đấu thầu này thường không công khai rõ ràng và gây nhiều tranh cãi.
Bản đồ cảnh đêm bao quát mọi khu vực ở Ấn Độ
Đằng sau sự xuất hiện của một lượng lớn tỷ phú là tình trạng bất bình đẳng hóa cực độ tại đây. Theo báo cáo gần đây của BBC, có hai nhà kinh tế học đã vẽ bản đồ cảnh đêm bao quát mọi khu vực ở Ấn Độ, dựa trên ảnh chụp từ dự án vệ tinh khí tượng không quân Hoa Kỳ. Từ bản đồ này có thể thấy phần lớn các khu vực ở Ấn Độ chìm trong bóng tối vào ban đêm, bởi những nơi này hầu như không có hoạt động kinh tế. Độ sáng ở 90% các khu vực chỉ bằng 1/3 so với độ sáng của 10% còn lại. Sự khác biệt này càng rõ rệt hơn trong khoảng từ năm 1992-2013.
Các tòa nhà giá trị bậc nhất thế giới giờ đây được đánh giá cao không chỉ vì thiết kế lộng lẫy, sáng tạo mà còn...