Thuế TTĐB với nước ngọt: Nên dán nhãn hàng hóa thay vì đánh thuế

Sự kiện: Kinh Doanh

Nếu Chính phủ Việt Nam đánh thuế TTĐB lên nước ngọt sẽ tạo ra các tác động tiêu cực đến ngành đồ uống. Việc đánh thuế TTĐB cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ hội việc làm của người dân.

Đó là chia sẻ bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2018 của ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành AmCham Vietnam. 

Theo vị này, hiện tại chỉ có 4 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang áp dụng TTĐB đối với nước ngọt, bao gồm Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan. Một số quốc gia khác như Indonesia và Philipines cũng đã đang cân nhắc việc đánh thuế trong nhiều năm liền. Tuy nhiên việc đánh thuế vẫn chưa được thông qua và thực hiện. Những quốc gia với tỉ lệ béo phì cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và New Zealand không áp thuế lên nước ngọt.

Trên thực tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng không khuyến nghị đánh thuế lên thực phẩm và đồ uống trong báo cáo mới nhất về các bệnh không lây nhiễm của Tổ chức này. Theo khuyến nghị này của WHO, sẽ có ít quốc gia đánh thuế TTĐB lên thực phẩm và đồ uống hơn trong tương lai.

Ông Adam Sitkoff cho rằng, giải pháp quan trọng để giảm béo phì là tuyên truyền và giáo dục đối với người tiêu dùng, đặc biệt là lớp trẻ, về thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp đầy đủ thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm và đồ uống để người tiêu dùng có lựa chọn đúng đắn theo nhu cầu.

Thuế TTĐB với nước ngọt: Nên dán nhãn hàng hóa thay vì đánh thuế - 1

Đại diện AmCham cho rằng không nên đánh thuế TTDBB với nước ngọt

Ví dụ như ở Singapore, Chính phủ đã áp dụng chương trình dán nhãn biểu tượng “Tốt cho Sức khỏe” (Healthier choice - HCS) đối với các sản phẩm thực phẩm đóng gói để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu.

Đại diện AmCham cho rằng, nếu Chính phủ Việt Nam đánh thuế TTĐB lên nước ngọt sẽ tạo ra các tác động tiêu cực đến ngành đồ uống. Việc đánh thuế TTĐB cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ hội việc làm của người dân.

Trong dự thảo mới nhất về đề xuất sửa đổi 5 luật thuế trong đó có Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, không quy định cụ thể nước ngọt có ga, không ga, hay nước tăng lực, trà, cà phê… Một trong những cơ sở để Bộ Tài chính đưa ra đề xuất này là nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đặng Trang ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN