Kiếm nghìn đô mỗi tháng nhờ đi chợ thuê

Anh Achmad Sobirin Suhaimi, 31 tuổi là một trong số những người đưa dịch vụ đi chợ trực tuyến lên một tầm cao mới.

Công việc của anh trước đây là một nhân viên xây dựng, đồng thời anh đi giao hàng trước hoặc sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập.

Kiếm nghìn đô mỗi tháng nhờ đi chợ thuê - 1

Anh Achmad Sobirin Suhaimi, 31 tuổi đang đi lựa đồ ở siêu thị

Khách hàng của anh tới từ Market9, một diễn đàn trực tuyến nơi các khách hàng có thể đặt mua hàng hóa từ những siêu thị lớn nhất tại Singapore và có thể nhận hàng tại nhà chỉ trong khoảng thời gian 3 tiếng đồng hồ.

Achmad sẽ được trả 8 USD cho một đơn hàng sau khi giao hàng đầy đủ. Hai tháng trước, Achmad đã bỏ hẳn công việc chính của mình để chuyển sang làm nghề đi chợ hộ.

Anh đã bắt đầu mở công ty riêng, kiếm được khoảng 3.000 đến 4.000 USD mỗi tháng từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp chỉ bằng việc giúp họ mua những món đồ cần thiết. Ở Mỹ, có một số doanh nghiệp tương tự nhưng ở dịch vụ này còn khá mới mẻ tại nhiều nước.

Anh nói: “Dù sao, tôi cũng thích đi mua sắm. Tôi làm việc đó cho gia đình và đó là hoạt động giải trí của tôi. Tôi không phiền khi giúp đỡ người khác, thực sự hạnh phúc, vui vẻ”.

Ông bố ba con này sở hữu một chiếc Suzuki Swift. Anh nói: “Tôi cũng sống gần siêu thị. Tôi làm rất nhanh vì tôi rất thông thạo siêu thị ở đây. Tôi thường đi siêu thị mua đồ cho gia đình mình nên tôi biết chính xác hàng hóa để ở khu vực nào”.

Nếu mua ít hơn 10 hàng hóa, anh có thể lấy đồ và thanh toán chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Nếu trên 20 món, thì cần khoảng 1 tiếng hoặc hơn tùy theo siêu thị có đông khách hay không.

Anh cũng nắm rõ giờ cao điểm tại các siêu thị và thường chọn đi mua lúc vắng người. Anh nói: “Nếu ở siêu thị không có một món đồ nào đó khách đặt, tôi sẽ gọi cho họ và bằng kinh nghiệm của mình tôi sẽ giới thiệu cho họ chuyển sang dùng nhãn hàng khác hoặc không mua nữa”.

Achmad sẽ giao hàng ngay sau khi thanh toán. Anh không giữ đồ của khách vì trong đó có một vài món là đồ tươi như thịt lợn.

Mặc dù các khách hàng thường chọn mua sắm trực tuyến từ các siêu thị lớn, nhưng Achmad cho rằng dịch vụ của anh vẫn có cơ hội phát triển.

Một số khách hàng có lẽ không am hiểu internet. Họ thích nói chuyện với một người có thể trả lời họ ngay lập tức hơn là gửi thư điện tử và chờ được trả lời.

Achmad hiện khá hài lòng với công việc giúp đỡ mọi người này. Anh nói: “Nhiều người quá bận rộn và tôi chỉ giúp họ đi mua đồ. Như vậy, họ sẽ có  thời gian để làm việc và chăm sóc gia đình”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ AsiaOne, một kênh thông tin của tập đoàn Singapore Press Holding, chuyên về tin kinh tế - chính trị của châu Á và thế giới. Đây là một trong những trang tin lớn nhất ở Singapore.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dung ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN