J.D. Rockefeller: Từ vua dầu lửa đến 1 tỷ phú giàu nhất nhì thế giới

John D. Rockefeller được xếp hạng là một trong những người giàu nhất thời hiện đại. Ông là một nhân vật vĩ đại của Phố Wall, là kẻ có siêu năng lực, nhà sáng tạo, và một trong những người đàn ông quyền lực nhất trong lịch sử.

J.D. Rockefeller: Từ vua dầu lửa đến 1 tỷ phú giàu nhất nhì thế giới - 1

 John Rockefeller

Là người có đầu óc kinh doanh

Rockefeller đã tìm được công việc làm thư ký ở tuổi 16. Sau đó ông từ bỏ để hình thành quan hệ hợp tác kinh doanh với chuyên gia khoan dầu Maurice Clark.

Điều khác biệt đầu tiên của Rockefeller là sự hiểu biết về rủi ro. Thay vì tham gia vào hoạt động đầu cơ, Rockefeller chọn ngành kinh doanh tinh chế với lợi nhuận nhỏ nhưng ổn định.

Dành trọn tài sản vào doanh nghiệp tinh chế đầu tiên, Rockefeller biến đổi nó bằng cách đi sâu vào nghiên cứu và phát triển. Để quy trình tinh chế hiệu quả hơn, công ty của ông đã tạo ra nhiều chất bôi trơn - tiền thân cho Vaseline, sơn và nhiều sản phẩm khác.

J.D. Rockefeller: Từ vua dầu lửa đến 1 tỷ phú giàu nhất nhì thế giới - 2

 Nhà máy lọc dầu

Con đường từ dầu mỏ đến độc quyền công ty Standard Oil

Dưới bàn tay vững vàng và khả năng siêu nhân để lựa chọn các nhà quản lý xuất sắc, vào năm 1890 công ty dầu mỏ Standard Oil of Ohio của Rockefeller đã đi đầu trong ngành này và hưởng lợi nhuận cao.

Ông đã sử dụng những lợi nhuận đó để mua các đối thủ cạnh tranh. Nếu họ từ chối mua, Rockefeller có cách thuyết phục như mua hết thùng dầu, dàn xếp giá, hạn chế lượng tàu chở, mua hết các thiết bị và mua chuộc nhà cung cấp.

Bị ảnh hưởng bởi các công ty đường sắt cạnh tranh, Rockefeller ủng hộ việc thành lập Công ty South Improvement để cải thiện chi phí vận chuyển. Ông cũng đồng ý mua lại tất cả các tuyến đường sắt để đổi lấy hàng loạt các khoản giảm giá.

Về cơ bản, Standard Oil đã yêu cầu giảm giá trong khi cũng có kế hoạch cắt giảm lợi nhuận của các công ty đường sắt khi vận chuyển các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi quá nhiều, và thỏa thuận đã tan rã.

Khi không tổ chức lại được ngành công nghiệp đường sắt, Rockefeller đã quyết định xây dựng đế chế của mình theo tuần tự. Ông và các đối tác đã tạo dựng hệ thống độc quyền để trao đổi cổ phần. Rockefeller có quyền kiểm soát tập trung và quyền phủ quyết trên tất cả các hội đồng doanh nghiệp. Lợi ích trước mắt gồm chi phí, giá dầu hỏa thấp hơn và tiêu chuẩn hóa trong ngành.

Standard Oil cũng tăng lượng và chất của các nhiên liệu dễ cháy và tái sử dụng chất thải. Dầu mỏ được tinh chế thành các sản phẩm khác nhau và đều rẻ hơn khi công ty có quy mô toàn cầu. Rockefeller không trực tiếp tham gia vào Standard Oil nhưng ông được xem là người đứng đầu.

Tỷ phú hảo tâm và Nhân vật truyền cảm hứng

Rockefeller nghỉ hưu năm 1896 và cống hiến phần đời còn lại cho hoạt động từ thiện. Ông đã cho đi hàng trăm triệu đô trong những năm cuối đời và thành lập Quỹ Rockefeller để tiếp tục công việc này sau khi qua đời.

Rockefeller là một nhân vật hiếm có trong lịch sử không chỉ vì sự giàu có mà còn ở ảnh hưởng lâu dài của ông đối với thế giới trong cả lĩnh vực dầu mỏ lẫn từ thiện.

Con đường gây dựng tài sản và sau đó từ bỏ nó đã trở thành một khuôn mẫu cho những cá nhân giàu có như Bill Gates.

Rockefeller thực sự đã truyền cảm hứng cho những người khác. Người ta có thể chỉ trích cách ông gây dựng tài sản của mình, nhưng con đường kinh doanh và từ thiện của ông cuối cùng đã mang lại hạnh phúc cho hàng triệu người.

Khi các tỷ phú giàu nhất thế giới làm việc cùng nhau, họ đã học được gì?

Cùng nhau, họ đã chia sẻ vô vàn kiến thức và học hỏi được rất nhiều điều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Vũ (theo Investopedia) ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN