Hàng loạt ông lớn xếp hàng về “siêu ủy ban”, ghế nóng tính sao?
Trong số 19 cái tên sẽ chuyển giao về “siêu ủy ban”, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được điểm danh đầu tiên.
Dự thảo quyết định “Ban hành quy chế chuyển giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp” vừa được công bố trong đó nêu tên của 19 tập đoàn, tổng công ty lớn.
Trong số 19 cái tên sẽ chuyển giao về “siêu ủy ban”, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được điểm danh đầu tiên.
Ngay sau đó là 7 tập đoàn bao gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Còn lại là 11 tổng công ty: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong số 19 cái tên sẽ chuyển giao về “siêu ủy ban”, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được điểm danh đầu tiên.
Nguyên tắc chuyển giao theo cơ quan soạn thảo là nhanh gọn, chặt chẽ và cụ thể; có kế thừa; không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, vấn đề trước đó được nói tới nhiều là nhân sự. Theo dự thảo, Ủy ban sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện việc cử, bổ nhiệm các chức danh người quản lý, điều hành doanh nghiệp, người đại diện vốn, Kiểm soát viên theo quy định hiện hành.
Với người đại diện vốn Nhà nước, theo dự thảo, trường hợp không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định, cố tình chậm trễ trong việc triển khai các công việc có liên quan đến chuyển giao thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất phát sinh (nếu có).
Trước đó, hồi tháng 2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo quyết định, ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.