Hai phiên chứng khoán Việt ‘bốc hơi’ hơn 7 tỷ USD, vì sao?

Mở đầu tháng 7, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chứng kiến 2 phiên sụt giảm mạnh khiến VN-Index mất hơn 54.68 điểm, tương ứng khoảng 7.1 tỷ USD đã “bốc hơi”. Hơn 7 tỷ USD vốn hóa "bốc hơi" trong 2 phiên. Lí do nào khiến chứng khoán Việt bay nhanh đến vậy?

Chốt phiên ngày 3/7, VN-Index dừng ở mức 906.1 điểm, giảm tới hơn 5.7% (54.68 điểm) so với kết phiên cuối tháng 6. Tương tự, HNX-Index chốt phiên với mức điểm 98.8 điểm, giảm gần 7% trong 2 phiên gần đây.

Trên toàn thị trường, đà giảm diễn ra trên diện rộng tới hầu hết các nhóm ngành. Giảm mạnh nhất là nhóm ngành hàng tiện ích (giảm tới 6.85%), kế tới là bất động sản (6.47%), chứng khoán (5.61%) và ngân hàng (5.22%). Duy chỉ có 2 nhóm ngành là sản xuất thiết bị máy móc và bán buôn là trụ vững trong phiên hôm nay (03/07) với mức tăng lần lượt là 3.65% và 0.15%.

Tìm hiểu từ các nguồn thông tin của Tiền Phong chiều 3/7, ngoài diễn biến tâm lý ảnh hưởng thị trường thế giới tiếp tục đỏ lửa, giảm sâu thì TTCK Việt nam cũng đang "phấp phỏng" trước nhiều quan ngại. Dù tin tức kinh tế vĩ mô trong nước đang rất tốt nhưng tâm lý sợ lạm phát, tin tức nhạy cảm và khả năng kiểm soát tiền đồng khiến thị trường lui về cố thủ.

Hai phiên chứng khoán Việt ‘bốc hơi’ hơn 7 tỷ USD, vì sao? - 1

TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn rung lắc mạnh (nguồn ảnh: NDH)

Một đại diện UBCK Nhà nước cho biết hiện Ủy ban đang cho cập nhật tổng hợp thị trường cuối ngày và đồng thời yêu cầu các công ty chứng khoán làm báo cáo về giao dịch ngày hôm nay trước việc bán ra nhiều khiến  tâm lý thị trường ảnh hưởng.

Vốn ngoại vẫn đang ở lại Việt Nam. Đó là khẳng định của lãnh đạo UBCKNN . Theo đó, hiện toàn bộ tiền nhà đầu tư vẫn đang “găm” giữ ở cổ phiếu, trái phiếu chỉ một lượng rất nhỏ treo trên tài khoản. Cùng đó,  lãnh đạo Vụ NHNN cho hay: “Hiện dòng vốn nhà đầu tư ngoại trên thị trường vẫn rất ổn định. Quan sát cho thấy, nhu cầu chuyển ngoại tệ cực kỳ ít không đáng kể hầu hết rơi vào doanh nghiệp FDi chuyển lợi nhuận theo thời điểm quyết toán.

Trao đổi, lãnh đạo một công ty chứng khoán lớn trên thị trường  cho biết riêng công ty ông, hôm nay đã chọn mua vào nhiều hơn là bán ra. “Tâm lý thị trường đang ảnh hưởng từ tác động ra báo cáo của Chính phủ và những lo ngại về lạm phát hay. Cùng đó, vẫn là những tác động từ lo về “củi, lửa” có thể xảy ra.”, vị này nói. Tuy vậy, theo ông, nhìn chung thời điểm này, vẫn là lúc nhà đầu tư cần bĩnh tĩnh và hoàn toàn có thể chọn những cổ phiếu tốt mua vào.  

Mới đây, IMF dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng ổn định cho 5 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á gồm có Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam ở mức 5,3% vào năm 2018 và 5,4% vào năm 2019.

Theo thống kê của Vietstock, trên cả hai sàn có tới 373 mã giảm, trong đó có 74 mã lau sàn. Trong khi đó, chỉ có hơn 102 mã tăng giá. Đáng chú ý, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm điểm, trong đó VHM và TCB đều nằm sàn.

Một  tin tốt vừa đến từ UBCKNN cuối ngày 3/7 là , MSCI đã công bố đợt tái cơ cấu danh mục rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 thường niên. Sau đợt tái cơ cấu này, tỷ trọng của Việt Nam trong rổ danh mục trên tăng từ 14.7% lên 18.2%, và có khả năng tăng lên 23.3% trong đợt tái cơ cấu sau. Theo ước tính của một số tổ chức tài chính, thay đổi này sẽ làm tăng dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối 2018 và đầu năm 2019 từ 487 triệu USD đến 1.4 tỷ USD.

“Nữ tướng” vàng bạc mất hơn 640 tỷ đồng từ khi giá vàng tụt dốc

Cổ phiếu PNJ đã chứng kiến sự suy giảm tồi tệ từ sau 14/6.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Huyền (Tiền phong)
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN