Hà Nội cần hơn 500.000 tỉ đồng đầu tư 52 công trình trọng điểm

Sự kiện: Kinh Doanh

Hà Nội đề xuất danh mục 52 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 503.374 tỉ đồng, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 khoảng 217.468 tỉ đồng.

Sáng nay, 6-12, UBND trình HĐND TP thảo luận về dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020 của TP Hà Nội; kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của TP Hà Nội; danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương.

UBND TP đã rà soát và đề xuất danh mục dự án, công trình trọng điểm của TP giai đoạn 2016-2020 với tổng số công trình trọng điểm là 52 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 503.374 tỉ đồng, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 khoảng 217.468 tỉ đồng.

Trong đó, lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị có 38 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 452.239 tỉ đồng, nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016-2020 khoảng 188.875 tỉ đồng, gồm 19 dự án sử dụng vốn ngân sách (8 dự án vốn ODA) với nhu cầu vốn đầu tư ngân sách (trong nước) giai đoạn 2016-2020 là 30.170 tỉ đồng; nhu cầu vốn ODA khoảng 63.505 tỉ đồng. 19 dự án PPP với tổng nhu cầu đầu tư là 95.200 tỉ đồng (16 dự án BT với nhu cầu khoảng 76.200 tỉ đồng, 3 dự án BOT với nhu cầu khoảng 19.000 tỉ đồng).

Để thực hiện hiệu quả các dự án, công trình trọng điểm của TP giai đoạn 2016-2020, TP nhấn mạnh cần tập trung các giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các công trình trọng điểm trong những năm tới, ưu tiên tập trung phân bổ vốn xây dựng cơ bản cho các dự án, công trình trọng điểm; Áp dụng cơ chế điều hành linh hoạt vốn cho giải phóng mặt bằng, cho phép giải ngân theo phương án giải phóng mặt bằng được duyệt, không phụ thuộc mức vốn giao kế hoạch; Xây dựng đề án phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô để bổ sung vốn cho các dự án, công trình trọng điểm...

Cùng với đó là rà soát phương án xác định quỹ đất, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn cho các công trình trọng điểm của thành phố. TP xác định một số quỹ đất tập trung để đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất tạo quỹ đầu tư các công trình trọng điểm; rà soát, xác định đủ quỹ đất, triển khai thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết quỹ đất thanh toán các dự án theo hình thức hợp đồng BT và quỹ đất để thực hiện các dự án BOT, BTO, PPP trên địa bàn TP.

UBND TP thường xuyên tiến hành giao ban, kiểm điểm, kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải phóng mặt bằng, yêu cầu Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng TP; các Bí thư, Chủ tịch quận, huyện chỉ đạo quyết liệt, có cam kết và chịu trách nhiệm về tiến độ giải phóng mặt bằng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Th.Dương (Người lao động)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN