Google bồi thường 5 tỷ cho 'xã hội đen’
Bồi thẩm đoàn tại Úc đã buộc Google phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau đơn khiếu nại rằng kết quả tìm kiếm của họ đã gắn mác xã hội đen cho một người đàn ông địa phương. Mức bồi thường là 250 ngàn USD tương đươnng 5 tỷ VND.
Ông Milorad Trkulja đã cáo buộc rằng kết quả hình ảnh và các trang web của công ty Mỹ này đã gây tổn hại lớn cho danh tiếng của mình. Người đàn ông 62 tuổi này cũng cho biết các trang web đó đã gỡ bỏ các thông tin này khi được yêu cầu. Ông này trước đó cũng đã thắng một vụ kiện liên quan tới Yahoo.
Ông Trkulja tới Úc vào đầu những năm 70 sau khi rời khỏi Nam Tư. Sau đó ông trở nên nổi tiếng trong cộng đồng người di cư và là chủ của một chương trình truyền hình vào những năm 90.
Năm 2004, ông này bị một người đàn ông trùm kín đầu bắn từ sau lưng tại một nhà hàng. Cảnh sát không tìm ra tội phạm nhưng họ cho rằng vụ tấn công không liên quan đến thế giới ngầm ở Melbourne.
Sau vụ tấn công đó ông Trkulja cho biết khi nhập tên mình vào Google thì nhận được hình ảnh của một người khác xuất hiện dưới tên ông. Ông cho biết những nhân vật này bị cáo buộc là giết người và buôn bán ma túy. Ngoài ra, dưới những bức ảnh còn có chú thích “Tội phạm Melbourne”, điều này làm cho người tìm kiếm tin rằng ông là tội phạm.
Ông Trkulja phàn nàn rằng khi tìm kiếm tên ông trên thì được kết quả là các từ “Michael Trkulja – Tội phạm Melbourne – Thế giới ngầm – Xã hội đen”, bên dưới xuất hiện câu “Người sản xuất âm nhạc Michael Trkulja bị một người đàn ông giấu mặt bắn vào lưng tại một nhà hàng vào tháng 6 năm 2004”
Ông cho rằng kết quả này đã bóng gió nói rằng ông đã tham gia vào một tội ác và bị kẻ thù thuê người hãm hại. Ông cho biết thêm một cặp vợ chồng đã từ chối ngồi cùng bàn với ông trong một đám cưới, và một số người thì lánh mặt ông ở nơi công cộng.
Vào năm 2009, luật sư của Trkulja đã liên lạc với Google yêu cầu sửa đổi kết quả tìm kiếm và sau đó đã đệ đơn kiện.
Google lập luận rằng các kết quả của họ được dựa trên qui trình phần mềm tự động và họ không phải là người đưa ra những thông tin đó.
Bồi thẩm đoàn tại tòa án tối cao của tiểu bang Victoria đã đồng ý rằng đây là một cuộc tranh luận hợp lý, nhưng chỉ dừng lại ở việc Google đã nhận khiếu nại về kết quả hình ảnh và nội dung đã được gỡ bỏ tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn cho rằng Google không phải chịu trách nhiệm về kết quả tìm kiếm vì ông Trkulja đã điền thiếu địa chỉ trang web trong đơn khiếu nại.
Ông Trkulja sau đó nói với các nhà báo rằng ông thấy mình bị oan ức. “Tôi đã sống ở Úc 41 năm, vụ kiện này không phải về vấn đề tiền bạc mà để bảo vệ gia đình tôi, các con tôi và danh tiếng của tôi.”
Ông Trkulja trước đó đã thắng một vụ kiến chống lại Yahoo sau khi Yahoo7 cũng liên quan đến một nội dung phỉ báng trên trang web của tội phạm Melbourne.
Các luật sư của Yahoo thừa nhận rằng nội dung này đã được đăng tải và bồi thường hơn 241,000 đô Úc (khoảng 250.000 đô la Mỹ)\
Google cũng phải đối mặt với một vụ kiện với Bettina Wulff – phu nhân cựu tổng thống Đức, đơn khiếu nại này cho rằng khi gõ tên bà thì hệ thống tìm kiếm sẽ tự động cho ra kết quả với các từ “gái mại dâm” và “khu đèn đỏ”.