Gói 50.000 tỷ "cứu" Ngân hàng Xây dựng trước?

"Liên kết này chủ yếu chỉ để làm lợi cho Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng, bởi Thiên Thanh là cổ đông lớn của Ngân hàng Xây dựng nên mới kéo mấy nhà vào, rất gò bó, phức tạp để chủ dự án vay được”.

Theo công bố của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) về gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho vay trong lĩnh vực xây dựng, cơ chế cho vay hỗ trợ doanh nghiệp khoanh nợ cũ vay nợ mới. Ngân hàng sẵn sàng cho vay mới theo kiểu đối ứng bằng sản phẩm đầu ra, xây đến đâu giải ngân vật liệu xây dựng đến đó. Không cần tài sản đảm bảo...

Đáng chú ý, gói 50.000 tỷ đồng này có sự tham gia của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, là đơn vị trung gian, cung ứng vật liệu xây dựng.

Trao đổi với PV Infonet, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam nói thẳng: Đây chỉ là gói cho vay thương mại nhưng không bình thường mà phải có điều kiện: tham gia liên kết chuỗi, chủ đầu tư phải cam kết mua vật tư của Tập đoàn Thiên Thanh. Điều kiện này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp BĐS không thoải mái.

“Gói này đặt ra vấn đề phức tạp quá, tự nhiên có "ông" Thiên Thanh “dính” vào, ông này ở cuối chuỗi, đây là chuỗi 4 thị trường liên kết: thị trường tiền tệ liên kết với thị trường bất động sản (BĐS), BĐS liên kết với xây dựng, thị trường xây dựng liên kết với thị trường vật liệu xây dựng. 4 thị trường này là chuỗi không đơn giản để có thể gặp nhau. Chỉ bên tiền tệ với bất động sản ngồi bàn với nhau đã là khó, phức tạp rồi.

"Liên kết chuỗi này chủ yếu chỉ để làm lợi cho Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng, bởi Thiên Thanh còn là cổ đông lớn của Ngân hàng Xây dựng nên mới kéo mấy nhà vào, rất gò bó, phức tạp để chủ dự án vay được”, ông Phạm Sĩ Liêm nhận định.

Gói 50.000 tỷ "cứu" Ngân hàng Xây dựng trước? - 1

Gói 50.000 tỷ vừa công bố hứa hẹn sẽ giúp những dự án dở dang vay để tiếp tục thi công, hoàn thành công trình.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng, gói 50.000 tỷ cho những dự án dở dang được vay mà những dự án này trước đây đã có chuỗi ngân hàng, nhà thầu, cung ứng vật tư rồi, khi thị trường BĐS suy thoái ngân hàng đã đình chỉ cho vay, dự án ế đọng, ngừng thi công. Do đó, đối với dự án dở dang, chuỗi lên kết mới muốn vào cho vay sẽ rất phiền phức. Bởi chủ đầu tư muốn vay gói 50.000 tỷ phải thay cả nhà thầu, đơn vị cung ứng vật liệu, điều này không đơn giản, cần phải bàn bạc, thương lượng và thống nhất được với nhau rất mất thời gian.

Hơn nữa, ông Liêm cảnh báo: Đối với những dự án dở dang thì không phải dự án nào làm xong cũng có thể bán hết hàng được, có dự án ở vị trí xa trung tâm vốn đã ế ẩm rồi nên cũng khó lạc quan.

Mặt khác, theo dự tính toán của ông Liêm: Gói 50.000 tỷ là gói khá lớn, khoảng 2,5 tỷ USD, nếu giả dụ mỗi gói cho vay 10 triệu USD, tức khoảng 200 tỷ đồng thì cũng phải có 250 dự án mới có thể vay hết gói này. Vậy mỗi tháng, sẽ thẩm định cho vay được khoảng bao nhiêu dự án? Liệu có đủ dự án đủ tiêu chuẩn để đáp ứng điều kiện vay gói này?

Trao đổi với Infonet, một chuyên gia BĐS có tiếng (xin không nêu tên) nói rằng: “Gói 50.000 tỷ đưa ra từ Ngân hàng Xây dựng, đây là một hoạt động kinh doanh bình thường của một ngân hàng chứ không phải là gói tín dụng của Nhà nước, không phải để “cứu” thị trường bất động sản, nên đừng có nói đó là gói tín dụng khiến người dân nhầm lẫn với các gói tín dụng khác của Nhà nước".

“Gói 50.000 tỷ lúc giới thiệu thì hay, hoành tráng nhưng đến khi thực hiện thế nào thì cần chờ vài tháng sẽ thể hiện kết quả và lúc đấy mới kết luận được. Giống thị trường BĐS từng đón nhận một số gói hỗ trợ từ Chính phủ như gói 30.000 tỷ đồng dành cho đối tượng mua nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ lãi suất dưới 6%, nhưng đến nay mới chỉ giải ngân được 4%, quá chậm”, ông Liêm nói thêm.

Cùng với đó, một số doanh nghiệp băn khoăn: đa phần các dự án dang dở đã phải thế chấp dự án để vay ngân hàng trước đây, nay muốn vay tiếp theo gói tín dụng này thì phải làm sao, khi không thể thế chấp dự án 2 lần ở 2 ngân hàng khác nhau? Trong khi thị trường vật liệu xây dựng đang ế ẩm, có rất nhiều lựa chọn, nếu chủ đầu tư muốn vay từ gói tín dụng này nhưng không muốn mua vật liệu xây dựng từ Thiên Thanh liệu có được không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Lê (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN