Giám sát chặt nợ công, "canh" rủi ro tín dụng

Sự kiện: Tin ngắn

Tái cơ cấu tài chính công là một trong những cải cách quan trọng mà Chính phủ cần phải thực hiện khi nền kinh tế chủ yếu dựa vào chi tiêu công để thúc đẩy phát triển. Trong khi đó, lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi vòng nguy hiểm” - Nghiên cứu Kinh tế của ngân hàng HSBC vừa công bố.

Giám sát chặt nợ công, "canh" rủi ro tín dụng - 1

Nợ công: cần cải tổ

Tại công bố Triển vọng kinh tế Việt Nam tháng 1/2017, ngân hàng HSBC cho biết: Việc hiện đại hóa và tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam có được là nhờ sự gia tăng nhanh hơn về nợ công của quốc gia. Cụ thể hơn, HSBC trích dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói “nợ công trong năm năm qua đã tăng lên trung bình 18,4% và nhanh hơn gấp ba lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế “.

Theo Ủy ban Tài chính và Ngân sách, tất cả các chỉ số nợ công của Việt Nam, bao gồm cả tỷ lệ công nợ trên GDP, thu ngân sách, tỷ lệ dịch vụ nợ trên GDP, cũng như doanh thu của Chính phủ, tất cả được thiết lập để tiếp cận hoặc vượt quá ngưỡng an toàn của mình . Ví dụ, tỷ lệ dịch vụ nợ trên doanh thu Chính phủ đã đạt 27,4% trong năm 2015, vượt quá giới hạn cho phép chỉ ở mức 25%.

 Nhóm nghiên cứu lưu ý, trong bối cảnh này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một nghị quyết Chính phủ tăng giới hạn trên của nợ Chính phủ lên 54% GDP so với mức 50% trước đây. Quốc hội cũng đã đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.846 ngàn tỷ đồng (tương đương 306,51 tỷ USD) cho năm năm tới, trong khi không thay đổi trần nợ công và nợ nước ngoài ở mức tương ứng 65% và 50% GDP.

Việc sửa đổi này xuất phát từ nguồn thu Nhà nước đang giảm, đặc biệt là do giá dầu thô thấp. Thống kê chính thức cho thấy doanh thu từ dầu chiếm 30% ngân sách quốc gia Việt Nam trong năm 2005, 20% vào năm 2010, và chỉ 10% trong năm 2015.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra, nền kinh tế tự thấy mình gần với các giới hạn luật định của các biện pháp khác nhau về nợ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết “tái cơ cấu” nợ công với sự giám sát chặt chẽ hơn các dự án được tài trợ bởi Bộ Tài chính để đảm bảo rằng những dự án này thật sự hiệu quả và được sử dụng đúng mục đích. Chính phủ cũng sẽ hạn chế việc cấp bảo lãnh vay vốn, và giám sát chặt chẽ các khoản nợ phát sinh do chính quyền tỉnh và thành phố. Hơn nữa, Chính phủ cũng sẽ cố gắng giảm chi phí cho vay, điều chỉnh lại luật về ngân sách Nhà nước và quản lý nợ công, và xem xét những chiến lược và chương trình để quản lý nợ công trong trung hạn.

Ngân hàng chưa thoát nguy hiểm

Tại một quốc gia mà cách đây không lâu vẫn còn quay cuồng với mức lạm phát hai chữ số, bất kỳ sự gia tăng nào cũng không tránh khỏi gây ra những mối lo ngại. Thực tế, tăng trưởng tín dụng mạnh cũng góp phần thúc đẩy lạm phát. Nhưng tình hình lạm phát tăng gần đây không có diễn ra trên diện rộng và do chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục tăng dẫn dắt. Trong bối cảnh lạm phát gần hơn với mức giới hạn trên 5% do Ngân hàng Nhà nước đề ra, lạm phát thực sự là một vấn đề cần phải lưu ý nhưng đó không thực sự là một mối lo ngại hoàn toàn.

Theo HSBC, lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi vòng nguy hiểm. Nhờ vào Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam vốn chịu trách nhiệm cho việc mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng, tỷ lệ NPL đã được kéo xuống. Tuy nhiên, những rủi ro về tín dụng tiềm ẩn và suy giảm vốn liên quan vẫn còn đó với các ngân hàng.

Tuy nhiên, đà tăng những số liệu hoạt động dường như kéo dài trong những quý tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế trong thời gian gần đây, ngay cả khi các điều kiện kinh tế toàn cầu đã mờ nhạt, Việt Nam vẫn là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Đáng khích lệ  theo báo cáo của HSBC là Chính phủ đang đi đúng hướng trong việc cải cách tài chính công. Cải cách xung quanh tài chính công không chỉ bao gồm quản lý hiệu quả hơn các nguồn quỹ công và quản lý tốt hơn các khoản nợ, mà còn đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhanh hơn. Với không gian tài chính của Việt Nam suy giảm và mức nợ công đang dần tiếp cận trần cho phép, nâng cao hiệu quả chi tiêu sẽ rất thật sự cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Đối với trường hợp Việt Nam, nợ công đang tăng lên không hẳn là một điều xấu: trong bối cảnh tăng trưởng mạnh, chắc chắn cần thiết phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian dài, có thể phải đảm bảo việc điều tiết tăng trưởng nợ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Huyền (Tiền Phong)
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN