Dừng cho vay ngoại tệ ngắn hạn sau ngày 31.3.2019

Vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước sẽ được kéo dài tới 31.3.2019. Sau ngày 30.9.2019, cá tổ chức tín dụng sẽ dừng cho vay ngoại tệ đối với những khoản vay trung và dài hạn thay vì phải kết thúc vào tháng 12 năm 2018.

Hôm nay 28.12.2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú.

Theo ngân hàng Nhà nước, việc ban hành trên nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.

Dừng cho vay ngoại tệ ngắn hạn sau ngày 31.3.2019 - 1

Thông tư 42 vừa ban hành quy định, các tổ chức tín dụng được cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Thời điểm vay đến hết ngày 31.3.2019.

Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.

Đối với những khoản cho vay trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay, khách hàng được vay ngoại tệ đến hết ngày 30.9.2019.

Những điểm sửa đổi trên cho thấy Ngân hàng Nhà nước hạn chế và chốt lại các nhu cầu vay ngoại tệ trung và dài hạn từng bước trong năm tới.

Ngoài ra, thông tư mới quy định cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.

Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ.

Dừng cho vay ngoại tệ ngắn hạn sau ngày 31.3.2019 - 2

Về quy định chuyển tiếp, đối với các hợp đồng tín dụng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức được ký kết trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành mà các thỏa thuận cho vay từng lần được ký kết kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng vay thực hiện theo quy định tại thông tư này.

Ngoài trường hợp trên, các hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay ký kết trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng vay tiếp tục thực hiện theo nội dung đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết. Trường hợp thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, nội dung sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2019.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh ([Tên nguồn])
Bản tin tài chính kinh doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN