Dòng tiền bị kìm hãm trên thị trường chứng khoán

Đang chảy mạnh vào chứng khoán, dòng tiền bỗng dưng bị kìm hãm và giảm mạnh.

Sàn thành phố Hồ Chí Minh

Ngày hôm qua, thị trường hưng phấn từ đầu giờ sáng nhưng hụt hơi vào cuối phiên. Vì vậy, mở phiên giao dịch hôm nay, chứng khoán không có diễn biến tích cực dù sắc xanh sớm xuất hiện. Sau một thời gian ngắn tăng điểm, VN-Index đi xuống rồi giằng co mạnh. Sắc xanh và đỏ liên tục thay thế nhau trên bảng giao dịch điện tử.

Áp lực bán mạnh hơn trong khi lực cầu giảm đột ngột. Nhà đầu tư chỉ chờ cơ hội để mua vào với giá thấp. Chính vì vậy, ngay sát giờ đóng cửa, VN-Index vẫn giằng co mạnh và khó đoán được phương hướng. Nhà đầu tư đang tỏ rõ sự lo ngại với thị trường.

VN-Index may mắn giữ được sắc xanh ngay tại giờ đóng cửa. Chốt phiên giao dịch ngày 17/7, VN-Index tăng 0,69 điểm, tương ứng 0,12% và dừng ở mức 590,37 điểm. Vn-Index đã tìm lại được ngưỡng 590 điểm. Thanh khoản trên sàn thành phố Hồ Chí Minh suy giảm mạnh.

Tổng khối lượng giao dịch đạt 96.550.889 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.441,588 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.161.209 cổ phiếu, tương ứng 72,37 tỷ đồng, giảm mạnh và đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận có 97 mã tăng giá, 82 mã đứng giá và 102 mã giảm giá.

VN30-Index ngược chiều với VN-Index. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/7, VN30-Index giảm 0,83 điểm, tương ứng 0,13% và dừng ở mức 636,3 điểm. VN30-Index là chỉ số duy nhất giảm giá trên cả 2 sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 23.431.017 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 573,29 tỷ đồng. Nhóm VN30-Index có 12 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.

Đây là sự cải thiện lớn trong nhóm VN30-Index vì trước đó, có thời điểm, nhóm này chỉ có 3 mã tăng giá. Tuy nhiên, kết phiên, số mã tăng giá đã lên tới con số 12. CII là blue-chip lạc quan nhất khi tăng 1.100 đồng/CP lên 21.900 đồng/CP. CII tăng mạnh dù đầu phiên giảm xuống 20.700 đồng/CP.

Một số blue-chip tăng giá có thể kể đến như DRC tăng 1.000 đồng/CP lên 55.000 đồng/CP. IJC tăng 700 đồng/CP lên 13.600 đồng/CP, chỉ thấp hơn giá trần 200 đồng/CP. PPC tăng 500 đồng/CP lên 23.000 đồng/CP. HPG tăng 500 đồng/CP lên 58.000 đồng/CP. HSG tăng 400 đồng/CP lên 45.400 đồng/CP. PVT tăng 100 đồng/CP lên 13.600 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, blue-chip cũng chỉ giảm nhẹ. VIC giảm 1.000 đồng/CP xuống 69.000 đồng/CP. FPT giảm 500 đồng/CP xuống 49.400 đồng/CP. KDC giảm 500 đồng/CP xuống 59.500 đồng/CP. PVD giảm 500 đồng/CP xuống 86.500 đồng/CP. VCB giảm 200 đồng/CP xuống 25.900 đồng/CP. BVH giảm 200 đồng/CP xuống 42.000 đồng/CP.

Bất chấp thị trường rung lắc mạnh, MWG không hề dao động. “Tân binh” này vẫn duy trì được đà tăng trần trong suốt phiên giao dịch. MWG tăng 6.500 đồng/CP lên 99.500 đồng/CP. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch dù được cải thiện nhưng vẫn đứng ở mức rất thấp, chưa đật tới 100.000 đơn vị.

Trong khi đó, cổ phiếu HLA có chuỗi ngày tăng trần dài hơn MWG. Tới hôm nay, HLA đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp. HLA tăng 100 đồng/CP lên 2.900 đồng/CP. Dư mua trần HLA vẫn rất cao, gần đạt 100.000 đơn vị.

Sàn Hà Nội

Sàn Hà Nội có diễn biến lạc quan hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Đầu phiên, HNX-Index cũng giằng co mạnh, sắc xanh và đỏ thay nhau xuất hiện trên bảng giao dịch điện tử. Tuy nhiên, tới cuối phiên, HNX-Index giữ khá tốt đà tăng.

Đóng cửa phiên giao dịch 17/7, HNX-Index tăng 0,69 điểm, tương ứng 0,86% và đóng cửa ở mức 80,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội bất ngờ sụt giảm mạnh mạnh, chỉ đạt 41.090.084 cổ phiếu, tương ứng 541,036 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.250.508 cổ phiếu, tương ứng 34,01 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 101 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 87 mã giảm giá.

HNX30-Index có tốc độ tăng tương tự HNX-Index. Chốt phiên ngày 16/7, HNX30-Index tăng 1,47 điểm, tương ứng 0,9% và đóng cửa ở mức 164,81 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 27.785.500 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 399,27 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ lớn trên sàn Hà Nội. Trong nhóm ghi nhận 11 mã tăng giá, 8 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.

Ngoại trừ NTP, PVS, các blue-chip còn lại trên sàn Hà Nội đều biến động với biên độ hẹp, NTP giảm 1.900 đồng/CP xuống 52.000 đồng/CP. LAS giảm 300 đồng/CP xuống 37.200 đồng/CP. VGS giảm 300 đồng/CP xuống 7.600 đồng/CP. HMH giảm 100 đồng/CP xuống 20.600 đồng/CP. KLF giảm 100 đồng/CP xuống 11.800 đồng/CP. KLS giảm 100 đồng/CP xuống 12.300 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, PVS tăng 1.700 đồng/CP lên 33.800 đồng/CP. PVC tăng 600 đồng/CP lên 22.100 đồng/CP. DBC tăng 300 đồng/CP lên 23.600 đồng/CP. PGS tăng 200 đồng/CP lên 32.200 đồng/CP. CSR tăng 100 đồng/CP lên 9.300 đồng/CP. SD9 tăng 100 đồng/Cp lên 13.900 đồng/CP.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN